Thứ sáu 19/04/2024 21:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đô thị

08:30 | 25/01/2020

(Xây dựng) - Những năm gần đây hệ thống đô thị nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, khu vực đô thị đã đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo và y tế; từng bước tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, góp phần giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn...

hoan thien co che chinh sach phat trien do thi
Lãnh đạo Cục Phát triển Đô thị khảo sát thực tế tại các địa phương.

Những tín hiệu tích cực

Phát triển đô thị là một trong những nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất và phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và trên cả nước. Những năm qua, đô thị hóa tăng nhanh ở khu vực các đô thị lớn, lan tỏa và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước, từng bước gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển đô thị ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành và các địa phương trên cả nước. Việc nâng loại đô thị đã tạo ra ý thức, sự quyết tâm của cấp chính quyền trong phát triển đô thị. Chỉ tính riêng năm 2019, Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đã tổ chức thẩm định và công nhận nâng loại cho 20 đô thị, gấp đôi so với số lượng năm 2018, đưa hệ thống đô thị toàn quốc lên 835 đô thị, với tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 38,4% năm 2018 lên 39,2% trong năm 2019.

Cùng với đó, việc xem xét chấp thuận đầu tư và chuyển quyền sử dụng đất đầu tư hạ tầng đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Nhiều dự án đã lựa chọn chủ đầu tư minh bạch, hiệu quả thông qua hình thức đấu thầu, đấu giá; các dự án BT đổi đất hạ tầng để phát triển đô thị đã triển khai nhanh, hiệu quả hơn...

Ngoài ra, các địa phương đã tích cực tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị, công cụ quan trọng nhằm kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch. Qua báo cáo, đến nay đã có 42 tỉnh đã lập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh, 17 tỉnh đang tiến hành lập, dự kiến trong năm 2020 Chương trình phát triển đô thị sẽ cơ bản phủ kín tại các địa phương.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đô thị

Để có được những tín hiệu tích cực như trên, trong những năm gần đây ngành Xây dựng nói chung và Cục Phát triển Đô thị nói riêng luôn lắng nghe những phản hồi từ thực tế, nỗ lực từng bước nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan tới lĩnh vực đô thị. Cụ thể trong năm 2019, Cục Phát triển Đô thị đã tập trung cao độ, thực hiện việc xây dựng thể chế, hoàn thiện các công cụ quản lý và kiểm soát phát triển đô thị.

Tiếp tục nghiên cứu Luật Quản lý phát triển đô thị sau khi đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý, Cục Phát triển đô thị đã đề xuất bổ sung nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trong Luật Xây dựng bổ sung, sửa đổi và đã được báo cáo Quốc hội tại kỳ họp vừa qua. Đây là các nội dung đang có những vướng mắc, chưa được điều tiết trong thực tiễn.

Cục đồng thời hoàn thành xây dựng Báo cáo đánh giá quá trình đô thị hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2030, phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2030 và văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển đô thị Quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Đây là văn bản quan trọng giúp quản lý đất đai, tài chính và nguồn lực đô thị, gắn kết Chương trình Phát triển đô thị với Kế hoạch đầu tư công trung hạn; quản lý hành chính trong đô thị...

Triển khai Luật Quy hoạch 2018, Cục phối hợp với cơ quan liên quan hoàn thành Nhiệm vụ quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2020 - 2030, tầm nhìn 2050. Đây là một trong những quy hoạch chuyên ngành quốc gia quan trọng.

Định hướng nhiệm vụ trong năm 2020

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình đô thị hóa trong giai đoạn vừa qua cũng xuất hiện một số thách thức như chất lượng đô thị còn thấp, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập úng đô thị, nguồn lực cho phát triển đô thị còn thiếu... Nhằm từng bước khắc phục các tồn tại hạn chế, để đô thị thực sự là động lực phát triển kinh tế, hướng tới mục tiêu đô thị hóa bền vững, trong năm 2020 Cục Phát triển đô thị sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.

Xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; rà soát Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Đây là nhiệm vụ có khối lượng lớn, đòi hỏi thực hiện việc rà soát, tổng kết thi hành Nghị định, Nghị quyết trên phạm vi toàn quốc.

Xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển đô thị, triển khai lập quy hoạch hệ thống đô thị - nông thôn.

Triển khai Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, Cục chủ động tham mưu lãnh đạo Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ, Quốc hội rà soát lại chất lượng đô thị của các đô thị sát nhập, để có lộ trình đánh giá, đầu tư cho phù hợp.

Đặc biệt, năm 2020 Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Bộ Xây dựng với vai trò là đại diện quốc gia trong Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế thường niên của mạng lưới tại Việt Nam. Đây là cơ hội để kêu gọi đầu tư, áp dụng phát triển đô thị thông minh, hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

TS Nguyễn Tường Văn
Cục trưởng Cục Phát triển đô thị

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

  • Điều chỉnh nhiều hạng mục, công trình tại huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy mô, địa điểm công trình, dự án trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load