Thứ sáu 08/11/2024 11:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hồ nước 'ma quái' đổi màu liên tục ở Indonesia

00:40 | 10/09/2015

Trên đỉnh ngọn núi lửa Kelimutu thuộc vườn quốc gia đảo Flores (Indonesia) có ba hồ nước đổi màu độc đáo theo định kỳ khác nhau từ đỏ và nâu sang màu ngọc lam và xanh lục.

Trên đỉnh ngọn núi lửa Kelimutu thuộc vườn quốc gia đảo Flores (Indonesia) có ba hồ nước đổi màu độc đáo và được gắn với những truyền thuyết ma quái. Cùng nằm trên đỉnh của một ngọn núi lửa, nhưng nước trong các hồ này lại thay đổi màu sắc một cách định kỳ khác nhau từ đỏ và nâu sang màu ngọc lam và xanh lục.


Ba hồ nước đổi màu bí ẩn này là hiện tượng lạ thu hút nhều khách du lịch.

Cứ sau một khoảng thời gian nhất định màu nước trong ba hồ lại thay đổi. Năm 2009, màu nước của cả ba hồ chuyển sang xanh lục nhạt. Tháng 12/2008, màu nước trong hai hồ thay đổi. Từ màu đen, nước trong hai hồ phía đông lần lượt chuyển sang xanh lục thẫm và xanh dương.

Nước trong hồ phía tây vẫn giữ màu đen. Hồ Kelimutu được Lio Van Such Telen, một công dân người Hà Lan phát hiện đầu tiên vào năm 1915 và sau đó ngày càng trở nên nổi tiếng bởi vẻ đẹp đặc biệt và đầy ấn tượng.

Theo các nhà khoa học thì sự thay đổi màu sắc của nước trong hồ là do sự phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản hay ảnh hưởng của loài sinh vật, rong rêu và đá trong miệng núi lửa gây ra. Tuy nhiên, đối với người dân địa phương, sự thay đổi màu sắc này mang một ý nghĩa riêng.


Người dân ở đây tin rằng sự thay đổi màu sắc này mang một ý nghĩa riêng.

Màu sắc đặc biệt của nước trong các hồ trên cùng với khung cảnh xung quanh ngọn núi lửa luôn được phủ trong màn sương huyền ảo khiến người dân địa phương tin rằng Kelimutu là nơi linh hồn người chết lưu tới. Do đó, ba hồ trên núi Kelimutu lần lượt được gọi bằng những cái tên rất đáng sợ.

Đầu tiên là hồ Tiwi Ata Mbupu có nghĩa là hồ của những người già, thứ 2 là Tiwu Nưa Muri Kooh Tai nghĩa là hồ của các trinh nữ và thanh niên và cuối cùng là Tiwu Ata Polo, hồ của những hồn ma độc ác hay hồ mê hoặc. Hồ Ba Màu trên miệng núi lửa này là địa điểm du lịch mà du khách thích thú nhất và cũng là địa điểm du lịch trọng yếu trên đảo Flores. Đây cũng là điểm du lịch từng được giới thiệu trên tờ tiền giấy rupiah, một đơn vị tiền tệ của Indonesia.


Hồ nước đổi màu độc đáo vì tiền xu ở Mỹ.

Chuyện hồ nước đổi màu cũng không chỉ xuất hiện riêng ở Indonessia. Hồ nước Morning Glory từng có màu xanh lam đã biến đổi thành màu đỏ, vàng, xanh lá cây độc đáo.

Hồ Morning Glory có vòng tròn màu xanh lá cây ở giữa, vòng tròn màu vàng và đỏ ở ngoài. Hàng năm, các du khách vẫn ném những đồng xu xuống hồ để cầu may mắn. Chất hóa học từ các đồng xu đã khiến một số loai vi khuẩn phát triển khiến đổi màu nước.

Theo Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load