(Xây dựng) – Thời gian gần đây, có những cơ quan truyền thông, tuy không phải là tôn chỉ của mình theo quy định luật pháp, nhưng rất hăng hái vào cuộc theo dõi về lĩnh vực sản xuất xi măng, đặc biệt là những “lình xình” tại Công ty Cổ phần Tài chính Xi Măng CFC (hiện nay Công ty Cổ phần MED-AID Công Minh); Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn đầu tư vào Nhà máy xi măng Đại Việt, thông qua việc mua cổ phần; Việc điều tra, khởi tố của cơ quan điều tra tại Công ty Cổ phần xi măng Hoàng Thạch. Tất cả thông tin đều hướng tới quy trách nhiệm cho ông Bùi Hồng Minh hiện là Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Trước những vấn đề này, một số chuyên gia kinh tế ngành Xây dựng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Các thông tin hầu hết thiếu chuẩn xác, dữ liệu mang tính cắt dán, chưa làm rõ rõ trách nhiệm của cá nhân trong từng giai đoạn lãnh đạo doanh nghiệp.
Vì sao MED-AID Công Minh trả lại cả trăm tỷ đồng vốn Nhà nước?
Theo chúng tôi việc vay nợ, trả nợ giữa các cá nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với ngân hàng là một hoạt động bình thường trong hoạt động kinh tế. Có vay thì có trả, trong trường hợp không trả, cuối cùng thì sẽ có phán quyết của tòa án và thậm chí tòa án sẽ có nhiều biện pháp cưỡng chế, nếu bên vay không chịu trả nợ.
Quay lại việc vay nợ giữa Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt và Công ty Cổ phần MED-AID Công Minh. Được biết, ngày 31/03/2023 Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt và Công ty Cổ phần MED-AID Công Minh đã có biên bản làm việc xác nhận công nợ. Trong biên bản này, đã xác nhận việc giải quyết khoản nợ của Công ty Cổ phần MED-AID Công Minh theo Hợp đồng tín dụng hạn mức số 24/2010/TDH/CFC-MCM ngày 31/8/2010 và các phụ lục hợp đồng, theo đó tổng dư nợ gốc (do lãi nhập gốc) là 99.245.493.488 đồng, tổng số tiền đã trả đến 31/3/2023 là 103.589.603.497 đồng. Một số vấn đề khác cũng đã được ghi trong biên bản làm việc. Đây là một tín hiệu tốt, khi có các ngành chức năng tham gia vào cuộc.
Biên bản làm việc giữa Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt và Công ty Cổ phần MED-AID Công Minh. |
Như vậy, việc vay và trả giữa 2 doanh nghiệp là việc làm bình thường và cũng không làm mất vốn Nhà nước. Thế nhưng, ai đó lại lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và cố tình quy kết một cách vô lối cho trách nhiệm của ông Bùi Hồng Minh trên dư luận. Trong khi, ngày 01/9/2011, ông Bùi Hồng Minh được Tổng Công ty xi măng Việt Nam (Vicem) điều động và đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn và lúc đó vấn đề vay nợ đã được Ngân hàng Nhà nước kiểm tra và xác nhận việc vay nợ là đúng pháp luật và đang được thực hiện bình thường. Những năm sau này, nếu có chuyện gì xảy ra trong hoạt động kinh tế, kể cả việc thực hiện hợp đồng vay nợ này thì trách nhiệm thuộc về người kế nhiệm là ông Lê Nam Khánh.
Một vấn đề khác, việc cơ quan điều tra đã bắt 2 cán bộ của Vicem là ông Đỗ Hoàng Linh, nguyên Phó Phòng kỹ thuật và ông Nguyễn Việt Nga, Trưởng ban Kế hoạch - Chiến lược trong vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty CP xi măng Hoàng Thạch. Việc này, dư luận lại bị đánh lạc hướng, quy kết trách nhiệm về ông Bùi Hồng Minh thời gian đó làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng Giám đốc của Vicem?. Qua tìm hiểu chúng tôi biết được, việc ký bổ nhiệm ông Đỗ Hoàng Linh và ông Nguyễn Việt Nga là do ông Lê Nam Khánh, Tổng Giám đốc Vicem đã ký bổ nhiệm. Nhưng trong quyết định, chúng tôi không thấy có căn cứ nào nói về cuộc họp của Hội đồng thành viên trong công tác bổ nhiệm 2 vị lãnh đạo này. Việc bổ nhiệm cán bộ của Vicem như thế nào, sẽ tiếp được được làm rõ.
Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Kế hoạch – Chiến lược Vicem do Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh ký. |
Nhóm phóng viên
Theo