(Xây dựng) - Dân gian hay gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, và đưa ra hàng tá lời khuyên tránh/kiêng kỵ, là bởi họ hiểu sai về phong tục, hay quan niệm chung.
Ảnh minh họa.
Về Phật giáo, lễ Vu lan báo hiếu được coi như cầu siêu cho linh hồn thoát khỏi địa ngục là một nhầm lẫn đầu tiên, khả năng cầu siêu, chỉ giúp vong hồn tiến cao hơn trên bậc thang siêu thoát, chứ không đồng nghĩa với siêu thoát, hay thoát khỏi địa ngục. Và nếu có ra khỏi địa ngục linh hồn cũng có những quy ước riêng.
Về dân gian, coi đây là ngày Diêm vương mở địa ngục, cho “quỷ đói” hay vong linh trở về trần gian là điều không tưởng. Luật âm còn chặt chẽ hơn luật dương, không có khái niệm “thả rông” vong linh dưới địa ngục để chúng có thể thoát ra ngoài. Nhiều người quan niệm đến 14 âm hoặc cuối tháng vong linh sẽ tự trở về địa ngục, sao lại dễ dàng vậy? Các tháng khác vãng vong vẫn đầy ngoài đường đó thôi!
Khái niệm “Xá tội vong nhân” cũng đang bị hiểu lầm tương tự, xá tội không đồng nghĩa với tha bổng, vong linh có tội nặng có thể chuyển sang hình thức phạt nhẹ hơn, đang phạt nhẹ có thể được thả, nhưng khi thả thì vong linh đó cũng phải có những cam kết nhất định, trên con đường siêu thoát, chứ không phải tự do về dương gian phá rối. Đố bạn tìm thấy vong “giáo sư”, “bác sỹ” về phá rối trần gian, mà nếu có, sẽ chỉ là “vãng vong” - vong lang thang, vốn ít chịu sự quản lý của cõi âm. Vãng vong này, tháng 1 hay tháng 7 đều như nhau, không ảnh hưởng đến việc bạn kiêng kỵ đi khuya tháng 7 thì đỡ hơn đi khuya tháng 1.
Trong phong thủy, dân gian cũng cho rằng tháng 7 âm không nên động thổ, xây sửa, thậm chí mua bán nhà, là cũng bởi những hiểu lầm trên.
Nguyễn Mạnh Linh
Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện QH&KTĐT (ĐHXD)
Theo