Thứ hai 09/12/2024 01:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Hậu World Cup, Brazil nguy cơ khủng hoảng toàn diện

23:06 | 17/07/2014

World Cup kết thúc với chiến thắng của người Đức, Brazil tiếp tục trắng tay trên sân nhà. Và ngay sau trận chung kết, FIFA để lại sau đó vô vàn vấn đề nhức nhối cho xứ sở samba.


Một SVĐ phục vụ thế vận hội 2004 của Hy Lạp tan hoang sau giải đấu. Ảnh: Getty

Chuyện nước chủ nhà của một kỳ đại hội thể thao lớn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế, lẫn an sinh xã hội sau khi giải đấu kết thúc xưa nay không hề hiếm. Tính riêng trong vòng 20 năm trở lại đây, chỉ duy nhất người Mỹ thắng lợi sau khi tổ chức thành công Thế vận hội Atlanta 96. Số còn lại đều gặp phải những vấn đề trầm trọng sau những màn vung tay quá trán.

Hy Lạp là quốc gia hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Olympic Athens 2004 chẳng mang lại chút sinh khí mới nào cho nền kinh tế quốc gia Nam Âu. Trái lại, nó còn khiến đất nước này ngập trong nợ nần. 10 năm sau ngày trở thành nước chủ nhà kỳ Thế vận hội mùa hè, Hy Lạp vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm thiệt hại kinh tế đó.

Bồ Đào Nha (chủ nhà EURO 2004), Áo, Thụy Sỹ (EURO 2008), Ukraina, Ba Lan (EURO 2012) đều chẳng thu về chút lời lãi nào như dự tính. Kinh tế của những nước chủ nhà các VCK EURO gần đây đều suy sụp thấy rõ. Ngay đến một siêu cường kinh tế như Đức cũng lỗ (dù không nhiều) sau World Cup 2006.  Brazil 2014 vì thế chẳng hề khá hơn, thậm chí quốc gia này còn được dự báo sẽ phải gánh chịu một khoản nợ khổng lồ tương tự Hy Lạp từ VCK World Cup đầy màu sắc vừa qua.

Quốc gia số một Nam Mỹ đã chi tới 15 tỷ USD cho World Cup lần này, bao gồm xây mới 1 sân vận động và nâng cấp 11 sân còn lại, chưa kể chi phí cho an ninh, tiện nghi ăn ở cho các đội bóng cùng hàng triệu người hâm mộ trong suốt 1 tháng lễ hội. Trước World Cup, hàng loạt cuộc biểu tình phản đối việc tổ chức lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh đã diễn ra. Tất cả chỉ tạm lắng xuống khi trái bóng Brazuca chính thức lăn. Nhưng sau khi tất cả qua đi, nó lại lần nữa gây đau đầu cho các nhà chức trách quốc gia này.

Bốn sân vận động đã bị bỏ hoang ngay sau khi vòng bảng kết thúc, bao gồm các sân Amazonia (Manaus), Pantanal (Cuiaba), Baixada (Curitiba), Dunas (Natal). Trong đó, sân Amazonia được xây mới với tổng chi phí lên tới 300 triệu USD, và là nơi chẳng có bất cứ CLB nào thi đấu.


Sân Amazonia được xây mới để phục vụ World Cup, trong khi khu vực này không có bất cứ CLB bóng đá chuyên nghiệp nào. Ảnh: Getty

Theo một báo cáo của chính phủ Brazil, lượng tiền thu về thông qua các dịch vụ chưa thể bù lại khoản chi để phục vụ cho tháng lễ hội vừa diễn ra. Mặc dù từ trước và trong suốt hơn 1 tháng đó, giá cả sinh hoạt ở Brazil đã tăng lên chóng mặt. Hai năm nữa, Brazil sẽ lại là nước chủ nhà của Thế vận hội mùa hè, song chẳng ai dám khẳng định họ sẽ thu về đủ số tiền đã bỏ ra, chứ chưa nói đến việc có lời.

Thất bại lịch sử của ĐT Brazil chẳng thấm vào đâu so với những ngày tháng u tối sắp tới của kinh tế quốc gia này. Nỗi buồn vì Neymar, vì trận thua 1-7 chẳng thể sánh được với nỗi lo cơm áo gạo tiền của hàng triệu người dân nơi đây. Bóng đá suy cho cùng vẫn chỉ là thú vui giải trí, và chẳng ai đói ăn lại có thể nghĩ tới nghỉ ngơi vui vẻ.

Trong sự thất bại của nước chủ nhà, FIFA lại thắng lớn. Theo ước tính sơ bộ, tổ chức bóng đá lớn nhất thế giới này đã thu về 4 tỷ USD từ ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Trong đó có 1 tỷ USD được chi ra cho công tác tổ chức, tiền thưởng... Có nghĩa là 3 tỷ còn lại chui vào túi FIFA. Những khoản thu khổng lồ từ bản quyền truyền hình, quảng cáo, tài trợ, Brazil chỉ được một phần rất nhỏ.


Cảnh sát Brazil vất vả chống biểu tình, bạo động sau World Cup 2014. Ảnh: Getty

Sau khi ĐT Đức đăng quang trên thánh đường Maracana, tất cả cũng sẵn sàng lên đường về nước, bỏ lại sự hoang tàn, đìu hiu, cùng những gánh nặng kinh tế cực lớn cho nước chủ nhà. Một tháng lễ hội trôi qua như một giấc mơ với mọi người yêu bóng đá. Song sau giấc mơ là thực tại phũ phàng, mà người Brazil phải trực tiếp đối mặt. FIFA có hẳn một cuốn cẩm nang hướng dẫn chi tiết nước chủ nhà của các VCK World Cup, từ công tác tổ chức, đảm bảo an ninh… nhưng nó chẳng hề có một trang nào nói đến việc đối phó ra sao sau khi giải đấu kết thúc.

Theo một báo cáo của chính phủ Brazil, lượng tiền thu về thông qua các dịch vụ chưa thể bù lại khoản chi để phục vụ cho tháng lễ hội vừa diễn ra. Mặc dù từ trước và trong suốt hơn 1 tháng đó, giá cả sinh hoạt ở Brazil đã tăng lên chóng mặt. Hai năm nữa, Brazil sẽ lại là nước chủ nhà của Thế vận hội mùa hè, song chẳng ai dám khẳng định họ sẽ thu về đủ số tiền đã bỏ ra, chứ chưa nói đến việc có lời. Thất bại lịch sử của ĐT Brazil chẳng thấm vào đâu so với những ngày tháng u tối sắp tới của kinh tế quốc gia này. Nỗi buồn vì Neymar, vì trận thua 1-7 chẳng thể sánh được với nỗi lo cơm áo gạo tiền của hàng triệu người dân nơi đây. Bóng đá suy cho cùng vẫn chỉ là thú vui giải trí, và chẳng ai đói ăn lại có thể nghĩ tới nghỉ ngơi vui vẻ. Trong sự thất bại của nước chủ nhà, FIFA lại thắng lớn. Theo ước tính sơ bộ, tổ chức bóng đá lớn nhất thế giới này đã thu về 4 tỷ USD từ ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Trong đó có 1 tỷ USD được chi ra cho công tác tổ chức, tiền thưởng... Có nghĩa là 3 tỷ còn lại chui vào túi FIFA. Những khoản thu khổng lồ từ bản quyền truyền hình, quảng cáo, tài trợ, Brazil chỉ được một phần rất nhỏ.

Bài viết: http://news.zing.vn/Hau-World-Cup-Brazil-nguy-co-khung-hoang-toan-dien-post437593.html#home_featured%7Cnoibat1

Nguồn Zing News
Sân Amazonia được xây mới để phục vụ World Cup, trong khi khu vực này không có bất cứ CLB bóng đá chuyên nghiệp nào. Ảnh: Getty Theo một báo cáo của chính phủ Brazil, lượng tiền thu về thông qua các dịch vụ chưa thể bù lại khoản chi để phục vụ cho tháng lễ hội vừa diễn ra. Mặc dù từ trước và trong suốt hơn 1 tháng đó, giá cả sinh hoạt ở Brazil đã tăng lên chóng mặt. Hai năm nữa, Brazil sẽ lại là nước chủ nhà của Thế vận hội mùa hè, song chẳng ai dám khẳng định họ sẽ thu về đủ số tiền đã bỏ ra, chứ chưa nói đến việc có lời. Thất bại lịch sử của ĐT Brazil chẳng thấm vào đâu so với những ngày tháng u tối sắp tới của kinh tế quốc gia này. Nỗi buồn vì Neymar, vì trận thua 1-7 chẳng thể sánh được với nỗi lo cơm áo gạo tiền của hàng triệu người dân nơi đây. Bóng đá suy cho cùng vẫn chỉ là thú vui giải trí, và chẳng ai đói ăn lại có thể nghĩ tới nghỉ ngơi vui vẻ. Trong sự thất bại của nước chủ nhà, FIFA lại thắng lớn. Theo ước tính sơ bộ, tổ chức bóng đá lớn nhất thế giới này đã thu về 4 tỷ USD từ ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Trong đó có 1 tỷ USD được chi ra cho công tác tổ chức, tiền thưởng... Có nghĩa là 3 tỷ còn lại chui vào túi FIFA. Những khoản thu khổng lồ từ bản quyền truyền hình, quảng cáo, tài trợ, Brazil chỉ được một phần rất nhỏ.

Bài viết: http://news.zing.vn/Hau-World-Cup-Brazil-nguy-co-khung-hoang-toan-dien-post437593.html#home_featured%7Cnoibat1

Nguồn Zing News

Theo Zing.vn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load