Thứ năm 25/04/2024 20:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hấp dẫn sắc thái văn hoá Thái Bình

15:51 | 18/01/2020

(Xây dựng) - Trong hai ngày mùng 4 - 5 Tết (tức ngày 28, 29/1/2020), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức chương trình Vui Xuân Canh Tý: Sắc thái văn hóa Thái Bình.

hap dan sac thai van hoa thai binh
Trình diễn ông Đùng, bà Đà.

Thái Bình từ lâu được mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt, mang trong mình nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Nét đẹp trong văn hóa Thái Bình thể hiện qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, dân ca, dân vũ đặc sắc. Đến với chương trình Vui Xuân Canh Tý: Sắc thái văn hóa Thái Bình công chúng có cơ hội tìm hiểu và khám phá những giá trị văn hóa của vùng quê lúa.

Du khách được đắm say trong làn điệu chèo cổ ngọt ngào của nghệ nhân làng Khuốc. Tiết mục trình nghề tứ dân giúp công chúng tìm hiểu xã hội xưa với các thành phần nghề sĩ, nông, công, thương. Trình diễn múa ông Đùng bà Đà gắn với sự tích bà Chúa Muối, sau khi rước Đùng về đền, người dân ở Thụy Hải có tục phá Đùng, mọi người lấy những chiếc nan đan Đùng mang về nhà làm phúc và cầu mong may mắn cho năm mới. Khách tham quan được trải nghiệm làm pháo đất và thưởng thức tiếng nổ vang rộn cùng sự cổ vũ hò reo của mọi người. Đặc biệt, các em nhỏ có cơ hội khám phá bức tranh làng quê qua các tích trò múa rối nước dí dỏm, sôi động.

hap dan sac thai van hoa thai binh
Nghệ nhân tặng chữ thư pháp ngày Tết cho các em nhỏ.

Bên cạnh các hoạt động của Thái Bình, còn có các hoạt động mang đậm màu sắc Tết cổ truyền. Du khách được sống trong không khí vui tươi, náo nhiệt của tiếng trống, chiêng rộn ràng qua tiết mục múa tứ linh với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho Phúc - Lộc - Thọ tới muôn nhà. Cùng với đó, còn có hoạt động xin chữ đầu năm, tìm hiểu ý nghĩa, phong tục của dân tộc thông qua con chữ. Du khách được trải nghiệm tự tay in những ván gắc gỗ Đông Hồ để tạo nên bức tranh dân gian mà mình yêu thích. Các bức tranh phác họa đời sống thường ngày với mong muốn về một cuộc sống gia đình thuận hòa, yêu thương con người, cuộc sống sung túc, an nhàn, ấm no, hạnh phúc.

hap dan sac thai van hoa thai binh
Các bạn nhỏ cùng được trải nghiệm gói bánh chưng.

Để chào mừng năm Canh Tý, công chúng nhỏ tuổi có thể lựa chọn tô vẽ những con vật gắn với tuổi của các thành viên trong gia đình cũng như in bức tranh dân gian Đông Hồ đám cưới chuột hay nặn tò he với các chú chuột ngộ nghĩnh. Tham gia chương trình, công chúng có cơ hội trải nghiệm chơi một số trò chơi dân gian ngày Tết: đánh đu, kéo co, bắt chạch trong chum, ném pao, tung còn...

Đây là những trải nghiệm nhằm tăng cường cho công chúng khả năng tự chơi để khuyến khích các thành viên trong gia đình cùng nhau khám phá trò chơi dân gian. Ông bà, cha mẹ có dịp hướng dẫn con cháu chơi trò chơi thủa thơ ấu từ đó góp phần tăng cường mối quan hệ, sợi dây tình cảm trong gia đình. Điều này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong bối cảnh hiện nay.

Trước đó, vào 9h, ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 17/1/2020), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình Trải nghiệm Tết Việt cùng nghệ nhân. Chương trình có sự tham gia của các nghệ nhân đến Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh cùng các em học sinh đến từ một số trường Tiểu học và THCS, trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các em được tham gia trải nghiệm, tìm hiểu về Tết cổ truyền của dân tộc qua đa dạng các hoạt động. Tìm hiểu ý nghĩa ngày Tết với các hoạt động dựng cây nêu, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, nặn tò he và tô vẽ tranh 12 con giáp. Giao lưu với các nghệ nhân Thái Bình thông qua trình diễn ông Đùng bà Đà, chèo cổ, pháo đất, gói bánh chưng, khám phá di sản văn hóa Thái Bình qua tô vẽ. Đồng thời chơi trò chơi ngày Tết của một số dân tộc.

hap dan sac thai van hoa thai binh
Tham gia nhiều trò chơi dân gian.

TS. Đặng Xuân Thanh - Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: “Chương trình Tết là một trong những hoạt động thường niên của Bảo tàng. Năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đưa hơn 40 nghệ nhân đến Hà Nội trình diễn, giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa của vùng quê lúa như: chèo cổ, ông Đùng bà Đà, trình nghề tứ dân, pháo đất, múa rối nước tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Bên cạnh các hoạt động của Thái Bình công chúng còn có cơ hội giao lưu với nghệ nhân đến từ các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh qua các hoạt động gắn với dịp Tết: múa tứ linh, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ…

Thông qua chương trình chúng tôi mong muốn công chúng có cơ hội khám phá những nét văn hóa truyền thống của ngày Tết cũng như nét đặc trưng của các vùng miền bằng trải nghiệm thực tế. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để chủ thể văn hóa tự giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của tộc người mình. Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua các thế hệ”.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load