Thứ sáu 29/03/2024 12:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hanoma.vn: Hệ sinh thái máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp

23:06 | 23/10/2019

(Xây dựng) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang sôi động trên thế giới nhưng trong lĩnh vực máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn đang “loay hoay”, chưa biết bắt đầu từ đâu. Với mong muốn hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, kết nối người bán - người mua, tạo sân chơi chung thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cần bán, người mua cần mua máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp, hệ sinh thái Hanoma.vn ra đời. Đây cũng là hệ sinh thái đầu tiên của Việt Nam chuyên về máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp.


Anh Phạm Quang Đức - Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Cty CP iLott - đơn vị sở hữu nền tảng Hanoma.vn

Trong văn phòng xinh xắn nằm ở tầng 2 tòa nhà N07-B2 khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Cty CP iLott - đơn vị sở hữu nền tảng Hanoma.vn. Khuôn mặt điềm đạm, phong thái chững chạc, chắc chắn, câu chuyện với người sáng lập Hanoma.vn ngày càng trở lên thú vị.

Sinh năm 1977 tại mảnh đất hiếu học xứ Nghệ, tốt nghiệp Đại học Thương mại năm 2000, anh Phạm Quang Đức đi làm thợ trong lĩnh vực máy móc. Năm 2005, anh chuyển sang kinh doanh buôn bán, nhập khẩu máy móc trực tiếp cả cũ và mới từ các thị trường như Nhật, Úc hay châu Âu…

PV: Tốt nghiệp Đại học Thương Mại với mục tiêu trở thành nhà quản trị kinh doanh, cơ duyên nào đưa anh và cộng sự sáng lập ra hệ sinh thái chuyên về máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp Hanoma.vn?

Anh Phạm Quang Đức: Trong tổng số hơn 800.000 doanh nghiệp ở Việt Nam thì có đến hơn 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực máy móc, thiết bị công nghiệp và 170.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai khoáng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc đưa doanh nghiệp xuất hiện online là bước đầu tiên; là điều kiện bắt buộc để tiếp cận đến trí tuệ nhân tạo (AI) và kết nối vạn vật (IoT). Nhu cầu kết nối người mua người bán, tạo sân chơi chung tìm thông tin thuận tiện nhất trở thành nhu cầu bức thiết.

Nước ta đã có các sàn như vật giá, chợ tốt nhưng ở đó đăng bán các sản phẩm chung. Còn máy móc, thiết bị công nghiệp lại rất đặc thù, cần trang chuyên ngành với đầy đủ các thông tin. Trong nhiều năm, vừa là người buôn bán, vừa là người sử dụng máy móc, có thời điểm, khi làm mỏ ở Quảng Ninh, tôi phải mất hàng tuần để tìm máy móc, phụ tùng thiết bị cần nhưng rất khó tìm. Tôi nhận ra thị trường này có giá trị lớn nhưng lại không có sàn giao dịch để người mua có thể xem xét thông tin. Và Hanoma.vn ra đời năm 2017, chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2019.

PV: Là người đi đầu trong tạo dựng hệ sinh thái kinh doanh lĩnh vực này, từ ý tưởng đến thực tế triển khai, anh đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

Anh Phạm Quang Đức: Trải qua thực tế từ thợ đến mua bán, sửa chữa lắp đặt máy móc công nghiệp nên tôi thấu và hiểu những khó khăn, đặc thù của ngành.  Anh em, bạn bè của tôi làm trong ngành công nghệ rất nhiều nên đã hỗ trợ tối đa trong công việc.

Ý tưởng tôi đưa ra được mọi người cộng hưởng và nhanh chóng triển khai. Nhưng khi triển khai thực tế mới thấy trình độ công nghệ trong giới chủ kinh doanh đến thợ, người lao động còn kém; họ hiểu công nghệ và ứng dụng ở mức đơn giản chứ chưa áp dụng công nghệ vào sâu trong maketing đưa doanh nghiệp tiếp cận, phát triển công nghệ. Có nhiều doanh nghiệp mà người chủ doanh nghiệp mới hiểu công nghệ ở việc gửi mail, kiểm tra nhận hàng. Cách maketing sản phẩm còn hạn chế.

Để giúp doanh nghiệp bán sản phẩm khắc phục những điểm yếu đó, giúp người mua hàng có các thông tin chính xác, nhanh chóng về sản phẩm cần tìm, Hanoma.vn cung cấp kiến thức kinh doanh online, hướng dẫn đưa lên web, zalo, facebook… giúp doanh nghiệp, đồng thời kết nối cung cấp thợ lái xe, thợ lái máy xúc, cẩu, thợ xây dựng… đến doanh nghiệp cần tìm người lao động.

Quá trình gian nan nhưng chưa có ai làm, chỉ có iLott mở đường nên không có ai để cạnh tranh cũng là động lực giúp chúng tôi triển khai mạnh mẽ. Đến nay, có khoảng trên 1.100 doanh nghiệp, cửa hàng đăng ký đưa thông tin bán hàng trên Hanoma.vn.


Hanoma.vn - nền tảng công nghệ 4.0 thu hút hàng ngàn doanh nghiệp tham gia và hàng triệu lượt tương tác về lĩnh vực máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp.

PV: Người Việt Nam chủ yếu mua online là các mặt hàng tiêu dùng nhưng máy móc, thiết bị công nghiệp là mặt hàng có giá trị lớn. Vậy Hanoma.vn sẽ tổ chức thế nào? Và đảm bảo uy tín ra sao để người mua và người bán cùng yên tâm tin tưởng?

Anh Phạm Quang Đức: Đây là mặt hàng đặc thù, bán online rất khó, nhất là đặc trưng kinh doanh của Việt Nam càng khó hơn. Chúng tôi xây dựng hệ sinh thái Hanoma.vn để giúp người bán cung cấp thông tin đầy đủ chuẩn xác máy móc cần bán từ hãng, xuất xứ, model… đến giá cả, chất lượng. Hiện Hanoma.vn đang nỗ lực để các doanh nghiệp này xuất hiện trên Google Map, Web, Zalo, Facebook, Youtube và trên gian hàng của Hanoma.vn; giúp người mua xem xét, đánh giá kỹ trước khi mua. Đồng thời có địa chỉ, số điện thoại người bán hàng nên người mua và người bán có thể liên lạc, trao đổi trực tiếp để mua bán.

Thời gian tới, chúng tôi hướng đến có đơn vị thẩm định chất lượng (là bên thứ 3) để thẩm định chất lượng sản phẩm và giá của các sản phẩm đăng trên Hanoma.vn. Điều này ở nước ngoài họ đã làm rất tốt nhưng ở Việt Nam thì tương đối mới mẻ. Chúng tôi cùng doanh nghiệp từng bước xây dựng văn hóa kinh doanh online trong lĩnh vựa máy móc, thiết bị và thuyết phục khách hàng bằng lợi ích của chính họ. Từ lời nói - chất lượng sản phẩm đều cam kết chuẩn.

Các doanh nghiệp tiếp cận được nền tảng công nghệ này thì tư duy kinh doanh cũng sẽ thay đổi, tốt lên. Đây cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp kinh doanh chuẩn chỉ, bài bản và chuyên nghiệp hơn nhằm xây dựng hệ sinh thái kinh doanh. Đồng thời giúp quá trình mua sắm thiết bị, máy móc công nghiệp của nước ta minh bạch, giúp tiết kiệm đầu tư…

PV: Hanoma.vn sẽ giúp ích như thế nào cho các nhà thầu, các doanh nghiệp xây dựng và iLott hiện có gặp vướng mắc gì về cơ chế, chính sách không, thưa anh?

Anh Phạm Quang Đức: Hanoma.vn giúp các nhà thầu xây dựng hay các doanh nghiệp khai khoáng mua sắm máy móc thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại; kết nối để tuyển dụng công nhân dễ dàng hơn. Họ chỉ cần ngồi văn phòng, kết nối máy tính với mạng và vào trang Hanoma.vn là sẽ có tất cả thông tin về máy móc công nghiệp, có so sánh… và còn tuyển được cả công nhân lái máy cẩu, máy xúc, công nhân xây dựng…

Thị trường máy xây dựng thế giới sôi động, bài bản, chuyên nghiệp. Nhiều nước mua bán máy móc qua đấu thầu chứ không có bãi bán lẻ như ở Việt Nam. Một công ty xây dựng sử dụng máy cũ nay không có nhu cầu dùng nữa cũng có khả năng tự đăng bán sản phẩm trên Hanoma.vn, tiết kiệm thời gian và chi phí trung gian.

Nhà nước tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển tiếp cận công nghệ nên chúng tôi không gặp vướng mắc gì. Vướng mắc duy nhất chúng tôi đang phải đối mặt là tìm được nhà đầu tư chiến lược để tiếp tục cùng chúng tôi đưa Hanoma.vn phát triển vươn xa, không chỉ ở Việt Nam mà còn phát triển kết nối nhiều sàn giao dịch máy móc, thiết bị công nghiệp ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

PV: Xin trân trọng cảm ơn anh!

Huyền Oanh (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

  • Bình Định – Canada trao đổi, hợp tác, liên kết cùng phát triển

    (Xây dựng) – Sáng 28/3, UBND tỉnh Bình Định và Hội doanh nhân Việt Nam – Canada đã phối hợp, tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại với chủ đề “Canada – Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load