Mặc dù bộn bề công việc nhưng khi nói đến chặng đường đã qua và chặng đường sắp tới của trường Đại học Kiến trúc TP.HCM (ĐHKT TP.HCM), mắt TS.KTS Phạm Tứ - Hiệu trưởng nhà trường lại sáng lên. Ông say sưa kể cho tôi “tinh thần huynh đệ” đã trở thành truyền thống nối từ thế hệ giảng viên, sinh viên này sang thế hệ giảng viên, sinh viên khác. Tinh thần ấy, truyền thống ấy là đặc thù chỉ riêng trường ĐHKT TP.HCM mới có được. Nhờ tinh thần ấy mà trường ĐHKT TP.HCM từ một Ban kiến trúc thuộc trường Mỹ Thuật Đông Dương đã trở thành một trường đại học có thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam với nhiều KTS nổi tiếng trong và ngoài nước, nhiều công trình kiến trúc do các cựu sinh viên của trường thiết kế đã trở thành di sản quốc gia. Nguyên là cựu sinh viên của trường nên càng gần đến ngày truyền thống của trường TS.KTS Phạm Tứ càng nôn nao, bồi hồi không chỉ vì những ký ức ngày xưa ùa về, vì sắp được hội tụ thầy xưa bạn cũ mà còn vì những trăn trở, trách nhiệm của người đứng đầu ngôi trường có bề dày truyền thống này.
Tòa nhà trung tâm Trường ĐHKT TP.HCM được xây dựng từ năm 1972-1973. Đây là đồ án tốt nghiệp của sinh viên Trương Văn Long do cố GS.KTS Phạm Văn Thâng hướng dẫn. |
Chiến lược phát triển của trường ĐHKT TP.HCM - Các hình thức đào tạo: Tiếp tục ổn định và phát triển đào tạo ở 2 bậc đại học và trên đại học. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo như đào tạo lại; đào tạo bằng 2; đào tạo chuẩn hoá, hoàn thiện kiến thức, mở các lớp đào tạo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ngành xây dựng tại các địa phương, các Cty, các cơ sở đào tạo nghề, trường học... của Bộ Xây dựng ở khu vực phía Nam. - Đào tạo đại học với 2 hình thức: Hệ chính quy gồm các ngành như Kiến trúc công trình, Quy hoạch, Xây dựng, Mỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật hạ tầng đô thị. Mở thêm các ngành mới như Thiết kế nội thất, Thiết kế cảnh quan, và Kinh tế xây dựng. Đào tạo bằng 2 trong thời gian 2 năm các Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, Quy hoạch, Kiến trúc, Kỹ thuật hạ tầng đô thị và nhóm ngành Mỹ thuật công nghiệp. Tìm kiếm cơ hội kết nối đào tạo với các trường trong và ngoài nước. Hệ không chính quy gồm các ngành như Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng đô thị. - Đào tạo trên đại học: Đào tạo tập trung và không tập trung trình độ thạc sỹ và tiến sĩ các ngành Kiến trúc và Quy hoạch; Mở thêm đào tạo trình độ thạc sỹ các ngành: Quản lý đô thị, xây dựng, kỹ thuật hạ tầng đô thị và quản lý dự án. Ngoài ra trường cũng chú trọng tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước để kết hợp mở thêm các khóa bồi dưỡng sau đại học. |
TS.KTS Phạm Tứ cho biết, để kế thừa và phát huy những giá trị được hình thành từ nhiều giai đoạn phát triển của nhiều thế hệ, tập thể cán bộ, giáo viên trường ĐHKT TP.HCM ngày nay đang hướng đến những giá trị mới của triết lý về đào tạo, đó là: Chất lượng đào tạo là đạo lý; Mục tiêu đào tạo mang tính thời đại; Phương pháp đào tạo mang hơi thở cuộc sống; Công tác quản lý đào tạo là then chốt; Đội ngũ giảng viên là tất cả và quyết định. Từ triết lý này, trong suốt những năm qua nhà trường đã và đang từng bước xây dựng những giải pháp thích hợp như: xoá bỏ bức tường ngăn cách giữa nhà trường và xã hội, để môi trường đào tạo "hàn lâm" quay về những giá trị đích thực của cuộc sống, gắn học thuật với thực tiễn; Tăng cường kỹ năng thực hành; Xem trọng bối cảnh; Chuyên gia hoá đội ngũ giảng viên; Vượt qua rào cản cơ chế.
Với những định hướng đó nên trường ĐHKT TP.HCM ngày nay không còn đào tạo đóng khung tại địa chỉ 196 Pasteur, Q.3, TP.HCM mà đã mạnh dạn mở thêm nhiều cơ sở đào tạo tại các vùng miền để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước theo đúng tinh thần NQ14/2005/NQ-CP của Chính phủ. Cụ thể, trường đã mở cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng cho vùng Tây Nam bộ, mở cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng cho vùng Tây Nguyên và chuẩn bị mở cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng cho Vương quốc Campuchia. Ngoài ra, trường còn đang xây dựng đề án đào tạo cử tuyển các ngành kiến trúc – quy hoạch và xây dựng cho 13 tỉnh, thành vùng Tây Nam bộ. TS.KTS Phạm Tứ đã phác họa bức chân dung mới của trường ĐHKT TP.HCM ngày nay, đó là: Đa dạng hóa các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực gần; Quy mô đào tạo giữ mức trung bình nhưng chất lượng đào tạo phải nâng cao; Chương trình đào tạo theo hướng vừa nghiên cứu phát triển, vừa ứng dụng thực nghiệm đảm bảo đạt chuẩn quốc gia, từng bước quốc tế hóa chương trình; Phát triển đội ngũ giảng viên vừa có yếu tố sư phạm vừa có tố chất chuyên gia nghề… Từ năm học 2005-2006 đến nay trường đã xây dựng 15 đề án thuộc các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện như: xây dựng các hình thức đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, liên kết với nước ngoài, đào tạo chương trình đạt chuẩn châu Âu, đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo cử tuyển; Hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với 18 trường đại học và tổ chức nghiên cứu giáo dục đại học quốc tế, hợp tác với 22 tổ chức và đơn vị tư vấn quốc tế về hoạt động nghề nghiệp; Xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn trong nước và quốc tế.
Khi nói về nghề, về cương vị Hiệu trưởng nhà trường của mình, TS.KTS Phạm Tứ trầm ngâm: “Kiến trúc là một ngành học đào tạo chuyên nghiệp, lấy lý thuyết làm nền tảng và dựa vào thực tiễn trên cơ sở tư duy sáng tạo. Sự chuyên nghiệp của hoạt động giảng dạy kiến trúc phải là yếu tố cơ bản và hấp dẫn của quá trình dạy và học, là quá trình trao đổi, phát triển tư duy từ người thầy sang sinh viên. Vì vậy, ngoài nền tảng là lý thuyết thì thực hành được coi là bản chất chuyên nghiệp của hoạt động giảng dạy kiến trúc”. TS.KTS Phạm Tứ cho rằng, nếu chỉ trang bị lý thuyết thì KTS chưa đủ hành trang vào đời. Ông cho biết, trường ĐHKT TP.HCM tuy không có môn tư duy sáng tạo nhưng gần như các học phần môn học của trường đều xoay quanh trục sáng tạo. TS.KTS Phạm Tứ cho biết thêm, sản phẩm hay ngôn ngữ dạy nghề kiến trúc rất khác biệt với các nghề khác, đó là những ký hiệu mang tính quy ước trên cơ sở tư duy hình tượng được thể hiện thông qua sơ đồ bản vẽ và mô hình mang tính ước lệ cao với phương pháp thể hiện rất đa dạng. Vì vậy, người thầy giỏi là người phải chuyển hóa được tư duy sáng tạo của mình sang sinh viên.
Một số hình ảnh truyền thống
Ông Hoàng Văn Uẩn - Giám đốc Xí nghiệp Thiết kế xây dựng số 2, Cty CP Tư vấn xây dựng tổng hợp (Nageco): Nhân viên của Xí nghiệp thiết kế xây dựng số 2 có tới 80 - 90% là sinh viên tốt nghiệp trường ĐHKT TP.HCM. Hầu hết họ đều có năng lực và lĩnh hội công việc tốt. Những sinh viên khá, giỏi tuy mới ra trường vẫn có thể làm chủ được đồ án. Có được kết quả đó là do trường ĐHKT TP.HCM có phương pháp đào tạo gắn liền với thực tiễn, nhờ vậy mà các KTS trẻ nắm bắt được tính thời sự của xã hội rất linh hoạt. Ông Nguyễn Thu Phong - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Thiết kế xây dựng Nhà Vui: Do được sở hữu đội ngũ sinh viên đầu vào giỏi, nên nhìn chung các KTS được đào tạo từ trường ĐHKT TP.HCM thường có chất lượng tương đối đồng đều. Họ khá háo háo hức với nghề và kỹ năng vẽ của họ cũng khá tốt do biết dùng những phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên, để thành công trong ngành kiến trúc thì phải có sự khổ luyện, kiên trì và mất rất nhiều thời gian. |
Từ năm 1920 - 1925, Ban Kiến trúc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã đào tạo được 11 khóa với trên 50 KTS. Đây là những bậc tiền bối của ngành kiến trúc Việt Nam, trong đó nhiều KTS đã tham gia đào tạo và giữ các chức vụ cao tại chính quyền và các tổ chức xã hội như nguyên Phó Thủ tướng và Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Huỳnh Tấn Phát. Cuối năm 1950, trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt chuyển về tọa lạc tại số 196 Pasteur, Q.3, Sài Gòn và đổi tên thành trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn. Năm 1967, trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn lại một lần nữa đổi tên thành Đại học Kiến trúc Sài Gòn trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Tháng 11/1975, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp đã cử PGS.PTS.KTS Trương Tùng làm Trưởng ban phụ trách nhà trường. Ban này có trách nhiệm tiếp tục tổ chức đào tạo cho các sinh viên đang học tại trường và tuyển sinh khóa mới cho hệ đại học và cao đẳng. Ngày 27/10/1976, Thủ tướng Chính phủ chính thức quyết định đổi tên trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn thành trường ĐHKT TP.HCM trực thuộc Bộ Xây dựng. Năm 1996 - 2000, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức của Chính phủ, trường ĐHKT TP.HCM trở thành trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM. Năm 2002, Trường ĐHKT TP.HCM chính thức thuộc Bộ Xây dựng. |
Những kết quả đạt được trong 35 năm qua Về kết quả đào tạo + Đại học hệ chính quy: 22.500.000 sinh viên đã tốt nghiệp, trong đó: Kiến trúc sư: 9.000 Kỹ sư xây dựng: 6.750 Các ngành khác: 6.750 + Đại học hệ không chính quy: 4.500 sinh viên đã tốt nghiệp + Đào tạo sau đại học: 948 học viên, trong đó đào tạo cán bộ cho các sở ban ngành TP.HCM: 160 học viên. Đào tạo bồi dưỡng: hơn 5.500 lượt người Đào tạo nâng cao: 2.850 người. Đào tạo bổ sung kiến thức: 3.250 Về kết quả xây dựng đội ngũ - Năm 1976 có 67 CBVC - Đến nay có: 446 người, trong đó: +Giảng viên: 345 (PGS: 02; TS: 24; Ths: 177; đại học: 142) +CBVC các phòng ban: 101 người (TS: 01; Ths; 03; đại học: 61; cao đẳng Về hoạt động đổi mới Từ năm học 2005 - 2006, nhà trường đã xây dựng 15 đề án thuộc các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản, đổi mới toàn diện. Đó là những hình thức đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, liên kết với nước ngoài. Đào tạo chương trình đạt chuẩn châu Âu, đào tạo cử tuyển (thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhà trường đã liên kết với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ xây dựng đề án đào tạo cử tuyển cho 13 tỉnh ĐBSCL đối với 3 ngành Kiến trúc – Xây dựng và Quy hoạch). Trường ĐHKT TP.HCM đã hợp tác đào tạo quốc tế với 18 trường đại học và tổ chức nghiên cứu giáo dục Đại học quốc tế; hợp tác hoạt động tư vấn nghề nghiệp với 22 tổ chức. Các hình thức khen thưởng nhà trường đã đạt được Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất. Huân chương Độc lập hạng Ba và cờ thi đua của Chính phủ; cờ luân lưu của Bộ Xây dựng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Xây dựng; Bộ GD&ĐT; TP.HCM và một số tỉnh. |
Hà Thanh Hiền
Theo baoxaydung.com.vn