Thứ sáu 04/10/2024 03:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hàng trăm tỷ đồng “thay áo” taxi

14:22 | 21/09/2010

Theo Thông tư 14 của Bộ GTVT thì tới đây, các xe taxi của mỗi hãng bắt buộc phải có một màu thống nhất. Điều này đồng nghĩa với việc các DN sẽ phải tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng để “tút” lại sơn và xin cấp lại đăng ký cho hàng vạn chiếc xe vốn đã được đổi màu. Phía DN “kêu trời” còn nhà quản lý thì cho rằng: Cần có lộ trình để thực hiện quy định trên

Tại Thông tư 14/TT-BGTVT quy định rõ đối với loại hình kinh doanh taxi là: Trước khi đưa xe vào khai thác, DN, hợp tác xã (HTX) phải thực hiện đăng ký một màu sơn thống nhất giữa các xe của DN, HTX, biểu trưng (logo) theo mẫu quy định. Bên cạnh đó, thông tư còn quy định rõ: Xe taxi phải ghi tên và số điện thoại của DN, HTX ở mặt ngoài hai bên thân hoặc hai bên cánh cửa xe…


Ảnh minh họa

“Nhà giàu cũng khóc”

Được biết, mục đích của Thông tư 14 nhằm hiện đại, minh bạch hóa thị trường taxi vốn nhiều “nhốn nháo” tại các thành phố lớn trong thời gian qua. Đặc biệt là tình trạng taxi “dù”, các hãng nhỏ cố tình “nhái” các hãng taxi khác để tranh giành khách là có thực. Chính vì thế, việc quy định mỗi hãng có 1 màu xe riêng để tạo “thương hiệu” DN là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, bất cập là ở chỗ, cho dù các xe taxi được “mặc áo mới” thì vẫn chưa thể biết được các hãng lớn có bị “nhái” hay không bởi lẽ đã có nhiều trường hợp, taxi dù nhái giống hệt từ màu sơn, phù hiệu, trang phục, logo….

Trao đổi với phóng viên, một số hãng taxi tâm sự: Trên thực tế, khi thông tư số 14 nhằm hạn chế tình trạng “nhái” thương hiệu chưa phát huy được hiệu quả thì ngay trước mắt rất nhiều DN taxi sẽ phải ngốn tiền tỷ cho việc sơn lại màu xe của mình. Nên nhớ rằng trong bối cảnh hiện nay, thị trường kinh doanh taxi đang vấp phải rất nhiều khó khăn từ việc vay vốn ngân hàng mua xe, nhập khẩu xe luôn bị giá thành cao, các điểm đỗ xe trong nội đô rất ít… vì thế, nếu tiếp tục thực hiện quy định việc “mặc áo mới” cho xe taxi thực sự khiến DN hết sức lo lắng.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Hà Nội, ông Đỗ Quốc Bình một mặt thừa nhận sự thống nhất màu xe có thể giải quyết phần nào tình trạng lúng túng trong quản lý taxi kéo dài từ năm 2000 đến nay, có thể hạn chế được tình trạng xe dù. Nhưng sự tiện lợi cho việc quản lý của cơ quan chức năng đang gây ra những bất cập và thiệt hại thậm chí rất lớn cho các hãng taxi.

Theo tính toán của Hiệp hội Vận tải taxi Hà Nội, riêng Hà Nội có khoảng 14.000 taxi đang hoạt động. Tiền sơn lại cho một chiếc xe mất khoảng 10 triệu đồng/xe. Nếu cứ tính mỗi hãng có trung bình hai màu sơn thì hơn 7.000 xe phải đi sơn lại và chi phí cho việc đổi màu đã lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Liệu có phải là “bình mới rượu cũ”?

Đại diện của hãng taxi Mỹ Đình cho rằng, DN bé thì không sao. Nhưng có nhiều hãng, số lượng xe lên đến hàng trăm chiếc, xe mới nhập khẩu theo từng thời gian, từng lô hàng, mỗi đợt một khác, do đó muốn thống nhất màu xe cũng “oái ăm”. Vì thế, việc quy định màu sơn bị các DN vận tải đánh giá là quá khắt khe và không phù hợp với thực tế.

Còn đại diện hãng taxi Vạn Xuân cho biết: Quy định các hãng chỉ được một màu xe thì chỉ tiện quản lý, còn DN chắc chắn sẽ khốn khó. Bởi chưa kể một lượng tiền lớn để sơn lại các xe cho đồng nhất, mà việc hãng  muốn tăng số lượng xe cũng sẽ gặp không ít rắc rối khi tìm mua xe đồng màu.

Bên cạnh đó, việc thay đổi màu sơn nguyên bản của xe cũng khá rắc rối về thủ tục hành chính hiện nay. Bởi để xe được lưu hành, chủ xe phải làm thủ tục đăng ký đổi màu xe với cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của Bộ GTVT, hồ sơ đăng ký màu xe gửi đến Sở GTVT nơi DN, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Sở GTVT chỉ tiếp nhận, xác nhận và có trách nhiệm thông báo công khai việc đăng ký của DN. Điều này sẽ mất thời gian hơn trước rất nhiều và sẽ gây khó cho hàng chục hãng taxi đang kinh doanh hiện nay.

Tuy nhiên, trái ngược với những khúc mắc của DN, một số ý kiến của các cơ quan trong ngành giao thông cho rằng: Thông tư 14 quy định về màu xe thống nhất cho các hãng taxi là hợp lý. Điều này sẽ giúp việc quản lý và sự cạnh tranh lành mạnh đối với thị trường taxi sẽ được tăng cao. Từ đó, thương hiệu riêng của các hãng sẽ được tạo nên từ bản sắc riêng của mình, lại tránh được việc “nhập nhèm” nhái xe của các hãng taxi hiện nay. Một số ý kiến cũng cho rằng: để giúp DN sự chuẩn bị về tài chính cũng nên “giãn” lộ trình thực hiện thông tư trên. Đồng thời, cần có những cơ chế, chính sách thuận lợi hơn trong việc đăng ký, đăng kiểm, thủ tục đổi màu sơn cho các hãng taxi…

Tịnh Trí

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Lùi thời điểm mở hồ sơ tài chính gói thầu hơn 11.400 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

    (Xây dựng) - Theo lịch trình, 9h ngày 27/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính Gói thầu 4.8. Tuy nhiên, sau 2 tiếng chờ đợi, ACV đã có văn bản thông báo lùi thời điểm này cho tới ngày 3/10 với lý do “để có thời gian cho chủ đầu tư và bên mời thầu xem xét, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu”.

  • Hà Nội: Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm đạt trên 376 nghìn tỷ đồng

    (Xây dựng) – Chiều 3/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024. Theo đó, 9 tháng đầu năm, Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về hầu hết các lĩnh vực, trong đó tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% theo dự toán.

  • Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Tính đến thời điểm tháng 9/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm mà tỉnh Quảng Ninh đề ra là tập trung thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm hoàn thành mục tiêu thu hút ít nhất 3 tỷ USD vốn FDI vào địa bàn tỉnh trong năm nay.

  • Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách

    (Xây dựng) - Ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 39,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 41,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

  • Khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load