Thứ năm 10/10/2024 08:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hải Phòng tạo môi trường minh bạch, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

18:42 | 03/01/2022

Năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chủ động xúc tiến và thu hút đầu tư có chọn lọc, phấn đấu thu hút đầu tư nước ngoài đạt từ 2,5-3 tỷ USD.

hai phong tao moi truong minh bach thu hut dau tu vao khu cong nghiep
Cảng Quốc tế Lạch Huyện tại Hải Phòng là cảng biển nước sâu đầu tiên của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. (Ảnh: Đức Nghĩa/TTXVN)

Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên cho biết năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đơn giản, minh bạch các thủ tục đầu tư để các khu công nghiệp nằm trong Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong thu hút đầu tư của cả nước.

Các đơn vị nghiên cứu, cải cách quy trình tiếp nhận, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của doanh nghiệp theo hướng, văn bản giấy tờ nào bắt buộc phải lưu trữ theo quy định của pháp luật mới cần nộp lại, hạn chế tối đa việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp giấy tờ đã gửi nhiều lần trước đó. Hồ sơ, giấy tờ cần quy về một đầu mối. Các đơn vị liên quan giải quyết các thủ tục sẽ lấy dữ liệu từ bộ phận này.

Ban cũng sẽ duy trì hiệu quả các kênh tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp như thông qua đường dây nóng, hộp thư điện tử, đồng thời tiếp tục tổ chức hội nghị đối thoại hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất để tiếp nhận, giải quyết các ý kiến kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo ông Lê Trung Kiên, năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chủ động xúc tiến và thu hút đầu tư có chọn lọc theo định hướng phát triển ba trụ cột trong phát triển kinh tế đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố Hải Phòng là công nghiệp công nghệ cao, cảng biển-logistics, du lịch-thương mại.

Việc xúc tiến đầu tư sẽ theo phương án tại chỗ, trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Các dự án được mời gọi đầu tư là các dự án lớn, công nghệ cao có vai trò dẫn dắt, đóng góp lớn cho thành phố; trong đó, thu hút vốn FDI theo bốn định hướng lớn là chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, có sự cam kết chuyển giao công nghệ và lao động có kỹ năng cao.

Năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phấn đấu thu hút đầu tư nước ngoài đạt từ 2,5 đến 3 tỷ USD. Ban cũng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để khởi công Dự án Khu phi thuế quan-logistics và công nghiệp Lạch Huyện.

Đối với các nhiệm vụ khác, năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng sẽ chủ trì trình phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đình Vũ Cát Hải sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương điều chỉnh.

Ban thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố, Thành ủy Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (huyện An Dương), Khu phi thuế quan-logistics và công nghiệp Lạch Huyện (huyện Cát Hải), Khu công nghiệp Tiên Thanh (huyện Tiên Lãng), Khu công nghiệp Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo).

Ban còn phối hợp với các nhà đầu tư thành lập các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu đô thị, khu logictics khác và triển khai các thủ tục để xây dựng dự án khu nhà công nhân của một số công ty như Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Regina Miracle International Việt Nam. Đẩy mạnh việc triển khai các khu công nghiệp, các dự án trọng điểm.

Năm 2021, Hải Phòng là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, năm qua, khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút 29 dự án FDI cấp mới, 52 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, 2 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn thu hút đạt trên 5.149 triệu USD, tăng gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 206% so với kế hoạch.

Lũy kế đến ngày 30/12/2021, các khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút 420 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 19.135 triệu USD.

Về thu hút vốn đầu tư trong nước (DDI), năm 2021, khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút được 20 dự án cấp mới, 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn thu hút đạt 135.547 tỷ đồng, tăng 75 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến ngày 30/12/2021, khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút 186 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 281.327 tỷ đồng.

Tổng số lao động hiện đang làm việc tại khu kinh tế và các khu công nghiệp là 186.495 lao động, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, số lao động Việt Nam là 182.009 người, lao động nước ngoài là 4.486 người. Thu nhập bình quân của người lao động tại khu vực này đạt trung bình 11,5 triệu đồng/người/tháng./.

Theo Minh Thu (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch UBND Cà Mau tỉnh “truy” vấn chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa vốn 3.300 tỷ

    (Xây dựng) – Sáng 9/10, tại Hội nghị Công tác kiểm điểm điều hành kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi khá bức xúc khi qua báo cáo, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh là 1 trong 4 Ban giữ vốn nhiều nhất nhưng tỷ lệ giải ngân thấp nhất chỉ đạt 14,9%.

  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Hợp đồng phải phù hợp với nội dung hồ sơ mời thầu

    (Xây dựng) – Tại Khoản 2 Điều 67 Luật Đấu thầu quy định hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có).

  • Quảng Nam: GRDP 9 tháng tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) – Chiều 9/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024. Trong 3 quý đã qua, tổng sản phẩm trên địa bàn Quảng Nam (GRDP) tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023. Địa phương này xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 8/14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về quy mô GRDP; xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 12/14 tỉnh tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về tăng trưởng kinh tế.

  • Điện Biên phát triển hạ tầng thương mại biên giới tạo động lực tăng trưởng kinh tế

    (Xây dựng) - Trong những năm vừa qua, việc thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới đã được tỉnh Điện Biên chú trọng nhằm phát huy tối đa lợi thế của tỉnh kinh tế cửa khẩu. Việc phát triển hạ tầng thương mại biên giới, các chợ biên giới có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá của cư dân khu vực biên giới, qua đó trở thành một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của tỉnh Điện Biên.

  • Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

    (Xây dựng) – Nhằm góp phần giúp doanh nghiệp Việt gia tăng phạm vi tiếp cận thị trường quốc tế; thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để hỗ trợ cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuyên biên giới nói riêng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load