Thứ ba 10/12/2024 21:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hải Dương: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

14:41 | 15/06/2023

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hải Dương vừa có văn bản gửi thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương yêu cầu triển khai các biện pháp hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.

Hải Dương: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân là ưu tiên trong cải cách thủ tục hành chính tỉnh Hải Dương (Ảnh minh họa).

Theo yêu cầu của UBND tỉnh Hải Dương, các biện pháp phải gắn với chuyển đổi số của tỉnh; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tái cấu trúc quy trình, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 493/TTg-KSTT ngày 1/6/2023 về tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương cấp huyện khẩn trương, nghiêm túc tập trung đẩy nhanh tiến độ rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính được giao trong Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 kèm theo Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 20/2/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân và các điều kiện kinh doanh chồng chéo, không định lượng được để minh bạch trong kiểm tra, thẩm định, đánh giá, xét duyệt; các hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị.

Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, HĐND tỉnh bảo đảm các tiêu chí cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính chi phí tuân thủ thấp nhất theo đúng quy định của công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tăng cường phân cấp, ủy quyền, phân bổ nguồn lực trong thực hiện thủ tục hành chính; tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, tránh hình thức, phong trào, không thực chất, không hiệu quả.

Khẩn trương thực hiện thống kê, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% thủ tục hành chính nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước theo Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước giai đoạn 2022-2025.

Các Sở, ngành chủ trì, phối hợp với UBND các cấp và văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh công bố, công khai, minh bạch đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về thủ tục hành chính và quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện thủ tục hành chính; tổ chức thống kê đầy đủ, chính xác thủ tục hành chính có liên quan đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để công bố, công khai và xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh nhằm công khai minh bạch phục vụ người dân, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hành chính.

Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, trong đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm và công bố, công khai các cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ, gây phiền hà, nhất là làm phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Tăng cường trách nhiệm giải trình, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, bất cập cho người dân, doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không xử lý hoặc kéo dài thời gian xử lý theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023.

Vị Thủy

Theo

Cùng chuyên mục
  • HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2025

    (Xây dựng) - Bước vào ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã xem xét, đánh giá và quyết định thông qua nhiều Nghị quyết liên quan đến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

  • Năm 2025 Vũng Tàu sẽ “cán đích”

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị tổng kết kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), diễn ra vào ngày 10/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, nhấn mạnh năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Với mục tiêu đột phá và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, lãnh đạo thành phố Vũng Tàu đã đề ra 11 nhiệm vụ chủ chốt để hướng đến sự phát triển bền vững.

  • Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

    (Xây dựng) – Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt tối thiểu 12%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 57.330 tỷ đồng.

  • Vĩnh Phúc: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 30.468 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 96% so với dự toán

    (Xây dựng) – Ngày 10/12, dưới sự chủ tọa của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến và Phạm Quang Nguyên, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 19 nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

  • Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Dung Quất

    (Xây dựng) – Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi đã nộp ngân sách về Trung ương khoảng 175 nghìn tỉ đồng, được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, chiếm 80-90% tổng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hiện là “nhà” của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực, như: Lọc hoá dầu, Thép, Giấy và công nghiệp nặng. Dung Quất hiện đang trở mình thu hút thêm các nhà đầu tư mới về làm ăn.

  • Bí quyết nào tạo nên sức hút FDI mạnh mẽ cho Bắc Ninh

    (Xây dựng) - Trong 11 tháng qua, Bắc Ninh đã khẳng định vị thế "thỏi nam châm" thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi dẫn đầu cả nước với tổng vốn đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Đây là số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load