Thành phố là nơi mà luôn phải có quy hoạch cho tương lai bằng việc phát triển cơ sở hạ tầng và cộng đồng để sao cho thành phố được sống động, có ý nghĩa và thích ứng với những thay đổi của thời thế. Thành phố biển là nơi mà dễ bị tổn thương do sự gia tăng lụt lội, bão tố và mực nước biển dâng. Đây là một thực tế của quy hoạch tương lai cho các thành phố biển ở Luôn đôn, Rotterdam, St. Petersburg, Tokyo, Seattle, New York cũng như các thành phố nhạy cảm ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Sau đây là giới thiệu về quy hoạch đô thị một thành phố tương lai thích ứng với biến đổi khí hậu: HafenCity (Đức).
HafenCity được đánh dấu bằng chấm đỏ, gần kề với Hamburgvà dọc sông Elbe.
HafenCity hay còn gọi là Thành phố Cảng là một thành phố mới dựa trên phát triển đô thị của một cảng cũ của Hamburg, dọc theo sông Elbe. Đây là một trong số các dự án tái thiết xây dựng đô thị lớn nhất ở châu Âu đã và đang được triển khai hơn 10 năm qua, theo dự tính dự án sẽ hoàn thành vào khoảng giữa năm 2020 -2030. Đây là một dự án gồm hơn 700 kiến trúc sư bậc nhất trong và ngoài nước để cùng nhau thiết kế quy hoạch phát triển một thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hamburgsẽ không ngán cảnh ngập lụt bởi được thiết kế là một thành phố có thể chống chọi được khi mực nước biển dâng cao với những gara chống nước, một mạng lưới đi bộ khẩn trên phố, không có nhà dân cư ở tầng 1. Ngay cả các công viên trong thành phố cảng này cũng được thiết kế để chịu được sự tấn công của sóng, gió và bão thậm chí nổi lên khi nước dâng cao.
Bản đồ cơ bản
Theo nguyên tắc, Hamburgđược kết nối với thành phố Hafen bằng những chiếc cầu về phía bắc và theo mô tuýp chủ đạo là màu trắng. Cảng cũ Speicherstadt chạy từ phía đông tới phía tây giữa Hamburgvà thành phố mới Hafen hướng về phía nam.
Các quận của Hafen
Cấu trúc chống lụt
HafenCity và Speicherstadt nằm ở phía nam của con đê chính của Hamburgvà vì vậy rất nhạy cảm với nạn ngập lụt. Thay vì xây thêm những con đê mới, các nhà kiến trúc và kỹ sư đã kết hợp ý tưởng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng và chịu được nạn lụt lội trong tổ hợp xây dựng đường xá, nhà cửa, không gian công cộng với ý đồ là vừa để khống chế nạn lụt, vừa mang lại cho cộng đồng kiến trúc cảnh quan mặt nước.
HafenCity có 5 cấp độ không gian công cộng:
Khu dạo chơi bên bến cảng:Đây là khu vực để người dân có thể đi bộ và đạp xe khi cách mực nước biển vào khoảng từ 4 đến 5 m.
Khu dạo chơi bên cảng của quận Dalmannkai
Khu dạo chơi bên cảng và trung tâm mua sắm Vasco da Gama của quận Dalmannkai. Đây là con đường nổi tiếng dành cho xe đạp, đi bộ và hội ngộ
Khu dạo chơi bên cảng của quận Dalmannkai với cốt nền của khu phố và chân cột của tòa nhà nhô khá cao so với mặt nước
Các khu bậc thang:Các khu bậc thang ở Magellan và Marco Polo là khu quảng trường công cộng lớn nhất trong thành phố và là khu trung chuyển từ các khu dạo bên bến cảng tới các đường phố công cộng khác nhau.
Toàn cảnh của các tầng bậc ở Magellan
View của các khu bậc thang ở Marco Polo hướng về phía bắc
Các tuyến phố: Tất cả các tuyến phố và công trình kiến trúc đều được xây trên các nền nhân tạo với cầu trúc chống được nạn lụt lội. Cốt nền cách mực nước biển khoảng 7,5 đến 8 m.
Hình trên cho ta thấy ở quận Dalmannkai: tất cả các không gian công cộng đều có cốt nền rất cao so với mặt nước, ngoài ra còn có những bức tường lửng trang trí hoa văn cho thêm phần sinh động
Chân đế chống lụt của các trụ sở của công trình Germanischer Lloyd ở quận Brooktorhai đứng sừng sững giữa những làn nước
Các công trình nằm trên các tuyến phố: Cùng với các đặc điểm nêu trên còn có rất nhiều các công trình công cộng và tư nhân có độ cao cao hơn rất nhiều so với mực nước biển. Khu mua sắm công cộng mới được xây dựng có cốt nền cao hơn mực nước biển là 37m. Đây chính là một phần trong khu Elbphilharmonie
Hình trên đây là thiết kế của một Nhà hát mới tại Elbphilharmonie cùng với khu mua sắm công cộng giữa không gian của khu Warehouse cũ và tòa nhà bằng kính mới ở trên.
Các khu nhà tư nhân cũng đều được xây dựng bắt đầu từ tầng thứ 2 so với cốt nền của đường phố.
Hình trên là các khu dân cư treo lơ lửng trên khu dạo bộ ở Am Sandtorkai/Dalmannkai.
Trên mặt nước:Các bến tàu trên cảng có thể cập bờ ngày 2 lần theo triều cường.
Hình trên đây là Cảng tàu Truyền thống ở Sandtorhafen.
THAY ĐỔI CẤP ĐỘ
Do HafenCity có nhiều cấp độ không gian công cộng khác nhau nên có rất nhiều điểm tương tác thú vị giữa các cấp độ. Các bậc thang là các khu trung chuyển gây ấn tượng nhất. Chúng kết nối mặt nước với các khu phố; dẫn lối đến với mực nước biển với các cấp độ khác nhau.
Quang cảnh từ các bậc thang Magellan tại Am Sandtorkai/Dalmannkai.
Điểm thay đổi cốt nền giữa quận Speicherstadt cổ xưa và HafenCity mới mẻ dọc theo đường Am Sandtorkai. Trong khi tất cả các phố của HafenCity ở phía nam của Am Sandtorkai có cao độ 7,5-8 m so với mực nước biển thì Am Sandtorkai vẫn được duy trì ở độ cao truyền thống. Do vậy cần có các cây cầu và bậc thang để kết nối giữa các mặt bằng này.
Hình ảnh cho thấy sự thay đổi đáng kể cấp độ cốt nền của các con phố nằm giữa Speicherstadt và HafenCity
Hình ảnh từ trên cao nhìn xuống phía tây của Am Sandtorkai
Những bức ảnh này cho thấy phố Am Sandtorkai chạy giữa khu Speicherstadt cũ (phải) và khu Am Sandtorkai mới (trái). Bản thân con phố ở cao độ lịch sử của Speicherstadt, nhưng các tòa nhà mới ở Am Sandtorkai được nâng lên ở cao độ chống lụt. Ảnh phía trên là con đường ở tình trạng khô ráo, và ảnh phía dưới là khi bị ngập nước.
Ảnh phố Am Sandtorkai đang ngập trong nước triều
Các cây cầu và bậc thang dọc theo Kibbelstegbrucke là ví dụ kinh ngạc về cách kết nối giữa Speicherstadt với HafenCity - một phần không tách rời của hệ thống hạ tầng bảo đảm an toàn của HafenCity.
Kibbelstegbrucke nhìn từ phía Đông
Cầu và các bậc thang trên Kibbelstegbrucke
Để cho các khu vực mới của HafenCity có đường vào cho xe chữa cháy và xe cứu thương, cần có một mạng đường ở độ cao 7,5m so với mực nước biển. Các cây cầu Kibbelsteg nối mạng này với khu vực chịu được nước triều cao ở trung tâm thành phố, băng qua Zollkanal, Brooksfleet, và Am Sandtorkai.
Cầu Kibbelsteg
Như vậy, HafenCity có thể xem là một mô hình, một cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề phát triển đô thị thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Các con đường, các cấu trúc toà nhà được nâng cao, mặt nước, khu vực đi bộ trên các bến cảng, cầu phà .. tất cả đều hợp nhất làm nên một hệ thống hạ tầng và mặt nước, vừa tạo ra kiến trúc cảnh quan mặt nước sống động, vừa sẵn sàng thách thức, chống trả thiên tai một cách hùng dũng, ngang nhiên.
Khánh Phương
Theo baoxaydung.com.vn