Thứ hai 16/09/2024 03:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Tĩnh: Tạo động lực phát triển toàn diện đảm bảo chiều sâu, bền vững

14:55 | 07/11/2019

(Xây dựng) - Việc thực hiện sớm và đồng bộ các giải pháp đề ra cho nhiệm kỳ 2016-2020, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh được giữ ổn định và tiếp tục phát triển, cải thiện môi trường đầu tư bằng những cách làm hay, đột phá tạo bước đệm vững chắc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua.

ha tinh tao dong luc phat trien toan dien dam bao chieu sau ben vung
Công nghiệp tiếp tục đột phá cả về quy mô và năng lực sản xuất, trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh.

Thu hút đầu tư là nền tảng thúc đẩy phát triển

Theo ông Dương Tất Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh: “Xác định việc mời gọi, thu hút đầu tư là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, Hà Tĩnh luôn chú trọng các hoạt động thu hút, quảng bá đầu tư và xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng các Khu kinh tế, Cụm công nghiệp trên địa bàn, chú trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đồng hành tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất.

Những dự án được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như triển khai xây dựng, đi vào hoạt động trong thời gian qua đã tạo nên những bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhờ vậy, Hà Tĩnh luôn là địa phương đứng vào top đầu cả nước về thu hút đầu tư và tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, tiếp tục khẳng định sự thành công về định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh”.

Trong 9 tháng qua, Hà Tĩnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 13 dự án có tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Trong đó, có 8 dự án trong nước với số vốn đăng ký trên 1.930 tỷ đồng; 5 dự án FDI với số vốn đăng ký trên 6,6 triệu USD. Trong số 13 dự án mà Hà Tĩnh thu hút được, Khu kinh tế Vũng Áng có 6 dự án với số vốn 1.692,71 tỷ đồng, 5 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 6.608 triệu USD; Khu công nghiệp Gia Lách thu hút được 2 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 238,5 tỷ đồng.

Đến nay, trên địa bàn các Khu kinh tế, Khu công nghiệp tại Hà Tĩnh đã thu hút tổng cộng 171 dự án đầu tư còn hiệu lực, bao gồm 114 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 54.603 tỷ đồng và 57 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 13.570 triệu USD. Riêng tại Khu kinh tế Vũng Áng, có 137 dự án đầu tư còn hiệu lực, gồm 80 dự án đầu tư trong nước, 57 dự án đầu tư FDI. Lĩnh vực thu hút đầu tư ngày càng đa dạng về quy mô, lĩnh vực: Các dự án quy mô khá lớn về sản xuất công nghiệp, đầu tư kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp, y tế, du lịch…

Cùng với đó, nhiều dự án có giá trị thực hiện lớn đã đi vào hoạt động tiếp tục tạo đà cho sự phát triển của tỉnh như: Nhà máy điện mặt trời tại xã Cẩm Hòa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn; Nhà máy sản xuất gỗ MDF, HDF Vũ Quang hoàn thành đầu tư, đi vào sản xuất; Khu đô thị Hàm Nghi - Vincity Hà Tĩnh; Khu đô thị tại thị trấn Xuân An...

Các dự án công nghiệp: Nhà máy may xuất khẩu Haivina Hồng Lĩnh (Hàn Quốc), nhà máy điện mặt trời Solar Park Cẩm Xuyên, Hương Sơn (nhà đầu tư Đức) đang được tích cực triển khai… Hà Tĩnh cũng đang tiếp tục lựa chọn nhà thầu cho 2 dự án lớn: Dự án khu nhà ở, dịch vụ thương mại thị trấn Đức Thọ có tổng kinh phí thực hiện 1.168 tỷ đồng với diện tích đất sử dụng khoảng 11,71 ha; Dự án khu dân cư đô thị ven sông Hội, huyện Cẩm Xuyên (giai đoạn 2) có tổng kinh phí thực hiện 878 tỷ đồng, với diện tích sử dụng 21 ha.

“Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, Hà Tĩnh đã tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng về giao thông vận tải, đô thị, hạ tầng các Khu công nghiệp. Để bảo đảm môi trường đầu tư, tỉnh đã đề ra những chính sách khá rõ ràng và cụ thể như: Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường. Theo đó, Hà Tĩnh sẽ tập trung phát triển nhanh các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên vùng và khu vực…”, ông Dương Tất Thắng cho biết thêm.

ha tinh tao dong luc phat trien toan dien dam bao chieu sau ben vung
Phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh cùng với chính sách mở cửa, hội nhập là tiền đề để Hà Tĩnh tăng tốc, bứt phá hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2019 (ảnh Mai Thanh Hải).

Công nghiệp - xây dựng dẫn đầu trong chuỗi phát triển bền vững

Nền kinh tế Hà Tĩnh tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được mức tăng khá cao và ổn định với mức tăng chung 31,42% so với cùng kỳ năm trước. Tác động lớn đến chỉ số phát triển sản xuất chung của toàn ngành Công nghiệp vẫn là từ ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 34,59% đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung toàn ngành. Hoạt động sản xuất kim loại của dự án Fomosa Hà Tĩnh vẫn duy trì được mức tăng cao so với cùng kỳ (tăng 44,16%). Đây vẫn là dự án hạt nhân đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng, cũng như bức tranh kinh tế Hà Tĩnh thời gian qua nói chung.

Tổng thu ngân sách tính đến hết tháng 8/2019 đạt 9.250 tỷ đồng (bao gồm thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu), Hà Tĩnh đang từng bước tiến gần hơn tới mục tiêu 13.200 tỷ đồng đặt ra. Kim ngạch xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã vượt mốc 2,5 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống cũng đều giữ được mức tăng trưởng ổn định và cao hơn cùng kỳ: Thủy sản đạt 3,31 triệu USD, dăm gỗ đạt 18,3 triệu USD, chè đạt 2,61 triệu USD, sợi đạt 4,55 triệu USD… Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,871 tỷ USD, tăng 24,24% so với cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu trực tiếp từ Formosa Hà Tĩnh phục vụ hoạt động sản xuất thép, phôi thép và các phụ phẩm gần 1,6 tỷ USD, chiếm hơn 85,5% kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh.

Trong công tác quy họach, quản lý xây dựng, đô thị: Tiếp tục hoàn thiện quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng và cấp phép xây dựng. Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách vùng ngập lụt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được các cấp quan tâm và chỉ đạo, các địa phương trên địa bàn tỉnh tiến hành xây dựng khung kế hoạch để tập trung giải phóng hành lang làm đường giao thông cũng như chỉnh trang khu dân cư gắn với xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp theo chiều sâu, thu hút đầu tư các dự án có công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên vùng và khu vực là ưu tiên của Hà Tĩnh trong thời gian tới. Những kết quả đạt được trong bức tranh kinh tế - xã hội thời gian qua là tiền đề để tỉnh Hà Tĩnh tăng tốc, bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu cuối nhiệm kỳ.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load