Thứ sáu 06/12/2024 12:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Tĩnh: Đề nghị BOT Cầu Rác có phương án miễn giảm cho người dân

10:23 | 22/04/2017

(Xây dựng) - Sáng 21/4, hàng trăm người dân ở hai đầu cầu Rác tập trung tại UBND xã Cẩm Trung, hyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) để đối thoại với lãnh đạo huyện và Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà về việc thu phí BOT. Không khí diễn ra hết sức căng thẳng vì hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.


Toàn cảnh buổi đối thoại giữa người dân với lãnh đạo huyện và đại diện chủ đầu tư.

Một tài xế thuộc xã Cẩm Minh phát biểu: “Chúng tôi không đi một mét đường BOT nhưng nhiều năm qua phải đóng phí, chúng tôi đề nghị giảm 100% tiền thuế BOT cho người dân Cẩm Xuyên và Kỳ Anh”.

Ông Lê Xuân Diệu - Giám đốc hợp tác xã 26/3 đóng trên địa bàn xã Cẩm Trung yêu cầu: “Công ty phải công bố số vốn đầu tư xây dựng đường tránh TP Hà Tĩnh. Đã 8 năm thu phí rồi hiện đã hoàn vốn chưa? Nếu chưa hoàn vốn, chúng tôi phải đóng tiền đến bao giờ?”.

Một người dân khác thẳng thắn nói: “Chúng tôi cống nộp phí cho BOT cả chục năm rồi. Không nói nhiều, đề nghị Sông Đà dịch trạm về đúng vị trí của nó. Muốn kinh doanh hay hoàn vốn gì đó là việc của các anh. Chỉ đừng thu tiền oan của dân. Nếu còn thu tiền, chúng tôi sẽ tiếp tục kéo đến trạm để đòi quyền lợi.

Tất cả ý kiến và nguyện vọng của người dân rất thẳng thắn: Đã không đi đường BOT, tức là không phải đóng phí; Yêu cầu chuyển trạm thu phí về vị trí phù hợp, không thể lợi dụng tuyến Quốc lộ 1A để hoàn vốn đường tránh thành phố cách đó gần 30km.


Trạm cầu Rác - nơi thu phí đường tránh TP Hà Tĩnh cách đó gần 30km.

Tiếp lời người dân, đại diện Công ty Sông Đà, ông Lương Văn Sơn cho rằng: “Ngay sau sự việc, chúng tôi đã thực hiện miễn giảm phí cho người dân khu vực hai đầu trạm thu phí nhằm không để tụ tập đông người gây ách tắc giao thông, dù quyết định này của chủ đầu tư đến nay Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa nhất trí”.

“Từ năm 2006 – 2009, Tổng Công ty đã đầu tư xây dựng dự án BOT (đường tránh TP Hà Tĩnh) với tổng kinh phí hơn 800 tỷ đồng, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cho phép thu phí hoàn vốn tại Trạm cầu Rác. Sau hơn 7 năm hoạt động, hiện tại phía Công ty đã thu hồi được 600 tỷ đồng, hiện còn nợ 200 tỷ đồng. Theo lộ trình, trạm thu phí cầu Rác hoạt động đến 2020 sẽ hoàn thành việc thu phí”, ông Sơn cho biết thêm.

Cũng theo ông Sơn, sở dĩ không đặt trạm thu phí ngay trên tuyến đường BOT vì không đảm bảo được cự ly tối thiểu là 70km đối với trạm thu phí Bến Thủy. Hơn nữa tận dụng cơ sở vật chất của trạm thu phí đường bộ QL1 đã hết hạn để không phải xây dựng trạm mới tốn kém cho doanh nghiệp.

Người đại diện chủ đầu tư chia sẻ: “Phía Công ty sẽ tiếp thu sâu sắc toàn bộ ý kiến của bà con nhân dân tại buổi đối thoại, đồng thời Công ty sẽ trình Bộ, ngành về kế hoạch miễn, giảm phí sớm có câu trả lời cho bà con”.

Ông Phạm Đăng Nhật, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên khẳng định: “Những ý kiến của bà con tại xã Cẩm Trung, xã Cẩm Minh và các xã lân cận về việc miễn 100% thuế BOT khi qua trạm thu phí cầu Rác là hoàn toàn chính đáng. Chúng tôi đề nghị phía Tổng Công ty Sông Đà sớm rà soát những khu vực bị ảnh hưởng để có phương án miễn giảm cho người dân.


Ông Phạm Đăng Nhật, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên đang trao đổi với người dân.

Việc thu phí các tuyến đường BOT trên địa bàn hiện còn nhiều bất cập. Thiết nghĩ cần di dời trạm thu phí Cầu Rác về đúng vị trí của nó thì mới giải quyết được tận gốc của vấn đề.

Phi Long - Trần Hoàn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai ban hành quyết định hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm cho người có đất thu hồi

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch UBNB tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định ban hành quy định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2024 tới.

  • Thừa Thiên - Huế: Thực hiện cưỡng chế 6 hộ dân ở chung cư Đống Đa không chịu di dời

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, UBND thành phố Huế đã tổ chức cưỡng chế, di dời 6 hộ dân để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C chung cư Đống Đa (phường Phú Nhuận).

  • Thừa Thiên – Huế: Tạo điều kiện, không thu các loại phí khi chuyển đổi giấy tờ

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, vừa ban hành Kế hoạch 435/KH-UBND yêu cầu các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi giấy tờ khi thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Hà Nội: Cử tri Sóc Sơn và Mê Linh quan tâm về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    (Xây dựng) – Vừa qua, các đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 10 (huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh) đã gặp và tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.

  • Dấu ấn nông thôn mới Bình Định

    (Xây dựng) – Sau hơn 10 năm nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đến nay tỉnh Bình Định có 94/113 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 36/94 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, có 7 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM. Đây là những con số biết nói, khẳng định những nỗ lực, thành quả trong công cuộc xây dựng NTM của tỉnh Bình Định, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, diện mạo nông thôn và là tiền đề để tỉnh Bình Định tiếp tục nỗ lực thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM trong năm 2025.

  • Hà Nội: Kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông

    (Xây dựng) – Ngày 5/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (06/12/1904 – 06/12/2024).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load