Thứ sáu 26/04/2024 03:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Xu hướng xây dựng công trình xanh tác động tích cực đến phát triển đô thị

19:28 | 28/06/2022

(Xây dựng) – Là một trong hai đô thị lớn, đặc biệt của Việt Nam, Hà Nội đang gặp phải những vấn đề phát sinh do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, do đó, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2025, Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh – thông minh – hiện đại” trên cơ sở phát huy các lợi thế, tiềm năng của Thủ đô và những nền tảng mà thành phố đã thiết lập.

ha noi xu huong xay dung cong trinh xanh tac dong tich cuc den phat trien do thi
Dự án Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đã đạt chứng nhận Công trình xanh hạng Bạc theo Bộ tiêu chí LOTUS NR V2.0. Đây là công trình sử dụng vốn Nhà nước đầu tiên đạt chứng nhận công trình xanh LOTUS.

Thành phố Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa, tốc độ xây dựng các khu chung cư, nhà cao tầng gia tăng nhanh chóng. Đây là xu thế tất yếu để phát triển đô thị nhưng cũng là nguyên nhân chính gây tắc đường, ngập úng, không gian đô thị ngột ngạt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Vì vậy, phát triển công trình xanh là giải pháp bền vững giải quyết vấn đề ô nhiêm môi trường sống. Tuy nhiên, sự quan tâm về công trình xanh ở nước ta nói chung vẫn còn chưa đúng mức, xuất phát từ việc hiểu biết chưa đầy đủ về tính hiệu quả của nó. Việc thiết kế và phát triển các chìa khóa then chốt để đạt được các mục tiêu này. Các thiết kế xây dựng kết hợp cùng việc sử dụng năng lượng ánh sáng hiệu quả sẽ làm giảm thiểu tối đa năng lượng sử dụng trong công trình.

Công trình xanh với việc áp dụng các giải pháp xanh, sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, tuần hoàn, tái sử dụng chất thải, đảm bảo điều kiện tiện nghi, sức khỏe người sử dụng, hạn chế tác động đến cảnh quan thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính là một trong những giải pháp để giúp các đô thị nói chung, Thành phố Hà Nội nói riêng phát triển theo hướng xanh, bền vững. Trên cơ sở này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng).

ha noi xu huong xay dung cong trinh xanh tac dong tich cuc den phat trien do thi
Ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Thưa ông, xin ông cho biết những lợi ích từ việc đầu tư xây dựng công trình xanh đối với các chủ đầu tư?

Ông Nguyễn Công Thịnh: Việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành công trình xanh đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư như: Bán, cho thuê nhà ở, văn phòng, bất động sản nhanh hơn, giá cao hơn so với sản phẩm cùng phân khúc nhưng không được cấp chứng nhận công trình xanh; Giảm chi phí vận hành (giảm tiêu thụ năng lượng, nước…); Giúp đa dạng hóa các loại sản phẩm, gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp; Có được đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động có kỹ năng chuyên môn về công trình xanh; Có được môi trường làm việc thân thiện, tiện nghi, đảm bảo điều kiện sức khỏe hơn với người sống, làm việc tại công trình được chứng nhận công trình xanh.

PV: Ông có thể cho biết một số công trình xanh tại Hà Nội cũng như bài học từ những công trình xanh tại nước ngoài để áp dụng hợp lý, linh hoạt vào tình hình thực tiễn của Thành phố Hà Nội hiện nay?

Ông Nguyễn Công Thịnh: Theo thống kê chưa đầy đủ, đến quý I/2022, Việt Nam có khoảng trên 200 công trình xanh được đánh giá, chứng nhận với tổng diện tích sàn khoảng 6 triệu m2. Các công trình xanh tập trung ở các loại hình văn phòng, khách sạn, trường học, nhà chung cư, nhà máy sản xuất công nghiệp… Một số công trình xanh đã được chứng nhận như Tòa nhà trụ sở Liên hợp quốc tại Hà Nội, Tòa nhà Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, Dự án Diamond Lotus của Công ty Phúc Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh…

Qua thực tế quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành công trình xanh của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Singapore, Australia có thể cho chúng ta thấy: Các chủ thể liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ở Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình xanh; Đội ngũ tư vấn xanh, đánh giá, cấp chứng chỉ công trình xanh của Việt Nam có đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện các hoạt động tư vấn, đánh giá, chứng nhận liên quan quan đến công trình xanh; Với tốc độ đô thị hóa nhanh và với số lượng dự án công trình xây dựng hàng năm lớn, Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển các công trình xanh và công trình phát thải thấp để hướng tới các công trình phát thải ròng bằng 0.

PV: Xu hướng đầu tư xây dựng công trình xanh có tác động tích cực như thế nào đối với sự phát triển của Thành phố Hà Nội?

Ông Nguyễn Công Thịnh: Công trình xây dựng là tế bào các khu đô thị và của đô thị. Đô thị muốn xanh, thông minh, bền vững thì phải bắt đầu từ từng công trình xây dựng trong đô thị. Xu hướng quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị của Thành phố Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung theo hướng xanh, thông minh, bền vững là xu thế chung mà Nhà nước, các địa phương, doanh nghiệp đang hướng tới. Việc phát triển các công trình xanh, công trình bền vững của Thủ đô cũng là mục tiêu, là định hướng mà nhiều chủ dự án đầu tư xây dựng công trình triển khai thực hiện cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước đang khuyến khích, thúc đẩy. Các công trình xanh, công trình bền vững cùng với các khu đô thị xanh, khu đô thị sinh thái sẽ đóng góp vào việc làm cho đô thị xanh hơn, bền vững hơn. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy đối với các khu vực đô thị hiện hữu như Thành phố Hà Nội hiện nay, việc phát triển các công trình xanh độc lập, đơn lẻ sẽ đi đôi với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị là hướng đi khả thi và phù hợp. Đối với các khu đô thị mới, các vùng phát triển đô thị mới, việc tập trung phát triển các khu đô thị đạt tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị xanh, bền vững sẽ tạo sự đồng bộ về mặt hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan của đô thị và cũng đẩy nhanh được số lượng công trình, diện tích sàn xây dựng, diện tích đô thị được phát triển theo xanh, bền vững. Một số nước trên thế giới hiện còn đi xa hơn khi phát triển các công trình trong đô thị, các khu đô thị theo hướng công trình, đô thị phát thải thấp hoặc không phát thải khí nhà kính, tự cân bằng năng lượng.

PV: Xin chân thành cảm ơn ông!

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load