Thứ bảy 07/12/2024 14:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

19:53 | 06/11/2024

(Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

Hà Nội: Huyện Gia Lâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị
Xã Đa Tốn quyết tâm cao hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.

Xã Đa Tốn nằm ở phía Tây Nam huyện Gia Lâm, phía Bắc giáp thị trấn Trâu Quỳ, phía Đông giáp xã Kiêu Kỵ, phía Nam giáp xã Xuân Quan (Hưng Yên), phía Tây giáp xã Bát Tràng. Xã có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng và các tuyến đường hạ tầng khung kết nối với các khu vực lân cận… đây được xem là những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa.

Năm 2014, xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên của huyện Gia Lâm cán đích nông thôn mới. Năm 2022, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 là nâng cao mức sống, mức hưởng thụ cho người dân; xã Đa Tốn đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở với quyết tâm cao hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024. Đến nay, xã đã đạt 2 nhóm tiêu chí theo Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND Thành phố Hà Nội, trong đó đạt kiểu mẫu ở 2 lĩnh vực: Văn hóa và y tế.

Việc hoàn thiện các tiêu chí văn hóa và y tế là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu làm cho xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, qua đó nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tôn tạo không gian làng xóm thêm sạch, đẹp, đáng sống.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, xã Đa Tốn đã làm tốt công tác huy động tổng hợp các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hoá, kết hợp ngân sách và các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Theo thống kê, trong giai đoạn 2011 – 2024, xã Đa Tốn đã huy động được hơn 890 tỷ đồng.

Ông Đỗ Duy Bàng, Bí thư Chi bộ thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn chia sẻ: Xây dựng nông thôn mới là công việc thiết thực, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân địa phương, vì thế luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ngoài sự đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước, còn có sự huy động từ sức dân. Đơn cử như thôn Khoan Tế, khi địa phương phát động chương trình xây dựng NTM, thôn đã huy động từ nhân dân được hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn. Phải khẳng định rằng, đến nay những thành quả đấy chính là người dân hưởng lợi và làm cho bộ mặt nông thôn từng bước được khang trang, khởi sắc.

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố Hà Nội, vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới huyện Gia Lâm tiến hành thẩm định các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Đa Tốn. Theo đó, 100% trục đường giao thông chính, đường liên thôn được cứng hóa, thảm nhựa Asphalt; 100% đường ngõ xóm rộng hơn 2m, có điện chiếu sáng; 100% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, trong đó, Trường Tiểu học xã đạt chuẩn mức độ 2; 100% các thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 99,68% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo quy chuẩn Việt Nam; thu nhập bình quân toàn xã đạt 82,24 triệu đồng/người/năm...

Nhằm thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Xã Đa Tốn đã lựa chọn thôn Thuận Tốn để triển khai mô hình thôn thông minh và đã xây dựng được Tổ công nghệ số cộng đồng, thiết lập nhóm zalo chung để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, trao đổi các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội... với hơn 1.000 người tham gia. Tại thôn có 9 tổ liên gia, các tổ liên gia đều đã thành lập nhóm zalo để trao đổi thông tin. Về các chỉ tiêu thương mại điện tử, du lịch thông minh, bảo đảm các dịch vụ xã hội, nông nghiệp thông minh, sinh hoạt cộng đồng thông minh của thôn đều đạt điểm tối đa.

Hà Nội: Huyện Gia Lâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông tại xã Đa Tốn đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ.

Ông Dương Văn Khang, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đa Tốn cho biết: Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm; Đảng bộ, chính quyền xã Đa Tốn đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế hộ gia đình với nhiều ngành nghề phù hợp, đảm bảo tiến độ xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của địa phương phát triển ổn định, công tác xây dựng nông thôn mới nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của quần chúng nhân dân.

Hiện nay, các lĩnh vực kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của xã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ với mục tiêu cuối cùng là cải thiện đời sống cho người dân. Xã Đa Tốn đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu.

“Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm trong xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đa Tốn luôn có ý thức giữ gìn và phát huy những kết quả đạt được; đặc biệt là những thành quả do chính công sức của nhân dân gây dựng”, ông Dương Văn Khang nhấn mạnh.

Trao đổi với phóng viên về công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đa Tốn nói riêng, huyện Gia Lâm nói chung, ông Trương Văn Học, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã thực sự phát huy hiệu quả, kinh tế của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, qua đó đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Gia Lâm ngày càng được nâng cao.

“Trong thời gian tới, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được nhằm tạo ra những diện mạo mới, sức sống mới gắn với thực hiện các tiêu chí của đơn vị hành chính quận và phường theo lộ trình đã đề ra”, ông Trương Văn Học nhấn mạnh.

Tiến Hào – Huyền Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trường Sinh học Việt Nam: Diễn đàn quy tụ các chuyên gia uy tín

    (Xây dựng) - 40 chuyên gia, nghiên cứu sinh và nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học đã quy tụ về thành phố Quy Nhơn (Bình Định) tham dự “Trường Sinh học Việt Nam lần thứ 3” (VSOB-3). Chương trình do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp cùng LOBI Việt Nam tổ chức.

  • Bình Định: Sắp xếp lại hàng trăm cơ sở nhà, đất trên địa bàn

    (Xây dựng) – 406 cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sự quản lý của tỉnh Bình Định sẽ được sắp xếp lại, xử lý nhằm chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công.

  • Phát triển đô thị bền vững hướng đến trung hòa carbon tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Ngày 6/12, tại Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển đô thị bền vững và trung hòa carbon tại Việt Nam”, với sự tham gia, trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

  • Thái Nguyên: Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch 2024

    (Xây dựng) - Tối 5/12, tại quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, phối hợp với UBND thành phố Phổ Yên tổ chức khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2024.

  • Cao Bằng: Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cùng Đoàn công tác đến kiểm tra thực địa, trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai thi công trên đại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 qua địa bàn tỉnh 2 tỉnh: Cao Bằng và Lạng Sơn.

  • Quảng Ngãi: Gấp rút hoàn thành cầu Trà Khúc 3

    (Xây dựng) – Trong tháng 12 này, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) sẽ tập trung giải quyết dứt điểm một vị trí còn vướng mặt bằng nằm trong phạm vi thi công đường dẫn lên cầu Trà Khúc 3, tạo điều kiện thuận lợi để gấp rút thi công hoàn thành toàn bộ công trình, đưa vào phục vụ người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load