Thứ ba 19/03/2024 13:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội sẽ bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung, bầu ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch

20:40 | 22/09/2020

HĐND TP Hà Nội đã triệu tập kỳ họp bất thường để bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung và bầu ông Chu Ngọc Anh - Phó Bí thư Thành ủy giữ chức Chủ tịch.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội diễn ra vào ngày 25/9 tới sẽ kiện toàn nhân sự cấp cao của TP.

Theo đó, HĐND TP Hà Nội sẽ bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND TP đối với ông Nguyễn Đức Chung; bầu ông Chu Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành ủy giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

ha noi se bai nhiem ong nguyen duc chung bau ong chu ngoc anh lam chu tich
Ông Chu Ngọc Anh - Phó bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Trước đó, ngày 28/8, ông Nguyễn Đức Chung đã bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng. Ông Chung bị bắt tạm giam về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.

ha noi se bai nhiem ong nguyen duc chung bau ong chu ngoc anh lam chu tich
Ngày 25/9, HĐND TP Hà Nội sẽ bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung

Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, ngày 11/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Cùng ngày 11/8, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội với ông Nguyễn Đức Chung để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Trước đó (ngày 18/9), ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được điều động phân công, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ và giữ chức vụ phó bí thư Thành ủy Hà Nội.

Theo Quang Phong/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Gia Lai: Phát hiện hàng chục m3 cát trái phép tại huyện Chư Pưh

    (Xây dựng) - Tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra tại suối Ia Ko thuộc địa bàn thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai. Tuy nhiên chính quyền địa phương không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, để hoạt động khai thác “lậu” diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên khoáng sản.

  • Thanh Hóa: Khắc phục tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, sử dụng đất đối với công trình trên địa bàn

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3489/UBND-KSTTHCNC về việc chỉ đạo khắc phục tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy (PCCC), quản lý sử dụng điện, quản lý, sử dụng đất đối với công trình, cơ sở trên địa bàn tỉnh.

  • Bụi thi công sân bay Long Thành vượt quy chuẩn cho phép

    (Xây dựng) - Kết quả quan trắc từ đầu mùa khô 2023 (tháng 11) đến nay cho thấy, ô nhiễm bụi khu vực thi công Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) vượt quy chuẩn quy định từ 1,24-2,98 lần. Bụi bẩn đã ảnh hưởng rất lớn đến các khu dân cư lân cận và giao thông đi lại của người dân.

  • Vĩnh Phúc: Siết chặt công tác quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) – Thời gian qua, các Sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác quản lý, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, xử lý dứt điểm các vi phạm, không để phát sinh mới theo tinh thần Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD).

  • Vĩnh Phúc: Hơn 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    (Xây dựng) - Thực hiện cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) có hơn 53.700 khách hàng đang vay vốn với tổng dư nợ cho vay của chương trình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

  • Yên Bái: Cần cơ chế mới cho việc xuất khẩu sản phẩm từ quế

    (Xây dựng) - Cây quế vốn là một loại cây đã gắn bó nhiều năm qua đối với người dân tộc Dao vùng rừng núi tỉnh Yên Bái. Xong nó chỉ phát triển nhiều ở hai huyện Văn Yên vì khí hậu, thổ nhưỡng ở hai huyện này phù hợp với đặc tính của cây quế. Tuy nhiên, để trồng và thu hoạch sản phẩm từ quế, người nông dân phải vất vả từ 15 đến 20 năm trở lên. Như vậy, gắn liền với sự trưởng thành của cây quế là bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của người nông dân miền sơn cước phải đổ xuống. Sản phẩm thu được từ cây quế chính là vỏ, khi cây đến thời kỳ khai thác được, người ta phải chặt hạ cây quế xuống, dùng dụng cụ để bóc vỏ phơi khô đem bán còn thân cây thì làm củi đốt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load