Thứ tư 15/01/2025 23:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: “Nóng” việc cấp GPXD tạm lên 5 tầng

13:48 | 17/08/2012

Theo quy định hiện hành, một số trường hợp nhà ở nằm trong khu quy hoạch “treo” (đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quy hoạch) vẫn được cấp phép xây dựng tạm nhưng quy mô công trình được phép xây dựng tạm là dạng bán kiên cố tối đa 3 tầng. Nhưng thực trạng hiện nay tại nhiều quận, huyện tại Hà Nội người dân vẫn xây “vượt” số tầng quy định lên 4-5 tầng.

Chỗ nào cũng quy hoạch, dân ở vào đâu

Khi thực hiện loạt  bài viết này, tác giả không cổ súy cho việc xây dựng sai phép mà chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong xây dựng đô thị hiện nay - nhu cầu nhà ở thực tại của người dân.

Mặc dù biết là sai quy định, nhưng người dân vẫn “cố” thực hiện bởi nêu không xây dựng sai phép thì không đủ chỗ ở. Việc cấp GPXD tạm cho nhà ở nằm trong quy hoạch “treo”, xét về mặt xã hội, việc giải quyết như vậy là nhằm tránh lãng phí đất đai và thiệt thòi quyền lợi người dân khi quy hoạch treo không biết khi nào thực hiện. 


Một công trình được cấp phép xây dựng tạm trên địa bàn Q. Ba Đình, Hà Nội.

Trong khu vực nội thành Hà Nội bạt ngàn quy hoạch đã được công bố từ năm 2002 đến nay cũng tròn 10 năm. Tất cả những khu vực nào đã quy hoạch mà chưa triển khai từ 5 năm trở lên đều là quy hoạch “treo”.  Hiện nay, tại thủ đô Hà Nội một số quận tại một số khu vực có quy hoạch xây dựng các công trình, việc cấp phép xây dựng nhà tạm hiện nay mới chỉ dừng lại ở quy mô 3 tầng. Quy hoạch “treo” đã từ lâu đã quá phổ biến đối với người dân tại các tỉnh thành, nhưng đối với người dân sống ở đô thị khi lỡ “dính” phải quy hoạch “treo” thì đó là nỗi ám ảnh.

Ông Nguyễn Thành Sơn (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Bây giờ xây vượt quá số tầng là bị lập biên bản ngay, xử phạt rồi cưỡng chế rắc rối lắm. Nhà thì đông người, 2 thế hệ chung sống trong căn nhà chật hẹp mà nhà nước chỉ cấp GPXD tạm có 3 tầng, khó khăn lắm mới dành dụm được để xây nhà mới. Tôi cũng nghe qua là UBND Q. Ba Đình mới đề xuất việc cấp phép lên 5 tầng, nếu được TP đồng ý thì tốt quá, dân được nhờ nhiều lắm.

Tại kỳ họp thứ năm HĐND TP Hà Nội khóa XIV, nhiều đại biểu đã lên tiếng rằng, con số đơn vị vi phạm bị xử lý, số dự án “treo” cũng như diện tích hoang hóa mà thành phố đã thu hồi năm 2011 chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế đang diễn ra.

Đáng mừng hơn,TP đã quyết liệt đề xuất thu hồi đất cùng lúc 11 dự án có vi phạm hoặc không còn phù hợp quy hoạch, với tổng diện tích gần 8,3 triệu m2. Đáng chú ý, trong đó có nguyên 1 khu đô thị “treo” rộng tới 810ha, gấp 1,5 lần diện tích quận Hoàn Kiếm. Dù đích cuối cùng của 11 dự án này là quyết định thu hồi vẫn còn chưa tới song người ta cũng thấy hài lòng bởi sự quyết liệt của TP trong xử lý các dự án “treo” hay vi phạm pháp luật đất đai.

Có đi tắt đón đầu

Vừa qua, UBND quận 12 có cấp phép xây dựng tạm quy mô năm tầng cho nhà ở nằm trong quy hoạch “treo”, một số quận khác thì xin phép xây tạm 1-2 tầng. Để giải quyết nhu cầu của người dân UBND TP Hồ Chí Minh năm 2010 đã ban hành quyết định số 68/2010/QĐ-UBND về việc: Cấp GPXD tạm theo quy định về cấp GPXD và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Việc cấp phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quy hoạch; chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định tại Điều 3 Quy định này, nếu có nhu cầu xây dựng thì được xét cấp phép xây dựng với quy mô tối đa 5 tầng; nhưng phải phù hợp quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về kiến trúc, cảnh quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường”.


Thực tế tại Hà Nội, nhiều công trình vẫn xây vượt GPXD tạm lên thành 4-5 tầng.

Theo đó, các trường hợp đủ điều kiện được cấp GPXD tạm, chủ đầu tư phải ký giấy cam kết tự tháo dở công trình khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng (giấy cam kết phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường).

Khi nhà nước triển khai thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải chấp hành tự tháo dở vô điều kiện toàn bộ công trình, nhà ở theo GPXDtạm mà không được bồi thường, hỗ trợ về tài sản công trình, nhà ở theo GPXDtạm. Do đó, các hộ dân không nên xin GPXD tạm với quy mô lớn, kết cấu bê tông cốt thép để tránh thiệt hại khi nhà nước triển khai quy hoạch.

Những điều khoản “ràng buộc” người dân đã nêu rất rõ trong GPXD tạm nhưng thực tế người dân cam kết vẫn cam kết, nhưng họ không thực hiện. Sau 5-10 năm nữa, liệu ai còn giữ bản cam kết này. Hoặc trường hợp chuyển nhượng nhà đất thì chủ sau lại là chủ thể mới, không phải là người cam kết, bắt họ có thực hiện được không. Bản chất của quy hoạch là mang tính định hướng, còn việc thực hiện quy hoạch lại dựa vào các điều kiện kinh tế-xã hội. Không ai có thể chắc chắn về việc này vì còn phụ thuộc vào thu chi ngân sách, sự ổn định của kinh tế trong nước, thế giới…

Phải rà soát lại quy hoạch “treo”

“Quận Hai Bà Trưng là khu đô thị đang phát triển  cho nên các khu vực quy hoạch “treo” trên địa bàn quận là những khu vực gặp nhiều vướng mắc, nên tôi chỉ kiến nghị UB TP rà soát lại quy hoạch. Hoặc những khu vực nào quy hoạch “treo” hoặc quy hoạch đã lâu mà chưa có dự án thì cũng cần phải xác định rõ hoặc là hủy bỏ hoặc là tiếp tục. Nếu khu vực thực hiện tiếp tục thì phải có giải pháp tạm thời để cho nhân dân cải thiện nhà ở. Mà tôi đề nghị trước đây những khu vực này trước đây chỉ cấp phép 3 tầng thì bây giờ phải cho lên 5 tầng.

Quy hoạch là nhà nước vẽ “trùm” lên đất đang sử dụng của dân chứ dân có phải là có quy hoạch rồi dân mới  chiếm  đất vào quy hoạch đâu, người ta ở từ lâu rồi còn quy hoạch mới được có mấy năm”, ông Lâm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND Q. Hai Bà Trưng cho biết.

Cùng bàn về vấn đề này, ông Trần Đức Học – Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay:Đây là thực trạng chung trên toàn thành phố, nhu cầu của người dân là có thực. Phòng quản lý cấp phép của Sở đang có kế hoạch nắm bắt tình hình xây dựng tạm trong khu vực có quy hoạch “treo” tại các phòng Quản lý đô thị các quận, huyện trên toàn Thành phố. Phải giảm được quy hoạch treo thì mới giảm được cấp phép xây dựng tạm, phải rà soát lại quy hoạch treo trong các quận nội thành.

Vũ Quang

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Gia Lai: Quy định mức chi trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định về quy định chi tiết mức chi đảm bảo cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

  • Hải Dương: Chấn chỉnh sử dụng lòng đường, vỉa hè

    (Xây dựng) – UBD tỉnh Hải Dương vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông.

  • Quảng Nam: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp mặt sinh viên Lào nhân dịp Tết Ất Tỵ

    (Xây dựng) – Sáng 15/1, nhân dịp chuẩn bị đón năm mới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thượng tá Trần Hữu Ích, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam đã chủ trì buổi gặp mặt 26 sinh viên là con cán bộ quân đội thuộc Sư đoàn 5 và Bộ Chỉ huy Quân sự 4 tỉnh Nam Lào đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

  • Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025: Dịp lý tưởng khám phá sản phẩm đặc sắc

    (Xây dựng) - Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17-22/1 (tức từ ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long. Đây là một sự kiện thường niên quan trọng trong Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh, mang đến không gian mua sắm sôi động, phong phú các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu, góp phần phục vụ nhu cầu của người dân và du khách trong dịp Tết Nguyên đán.

  • Hà Nội: Tập trung giải quyết từ 8 đến 10 điểm ùn tắc giao thông

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.

  • Sa Pa (Lào Cai): Tuyên truyền sâu rộng “Sổ tay đô thị - nông thôn” cho người dân

    (Xây dựng) - Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực quản lý đô thị - nông thôn trên địa bàn, UBND thị xã Sa Pa đã tuyên truyền sâu rộng đến người dân về cuốn “Sổ tay đô thị - nông thôn” và hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, xem xét, xin ý kiến trước khi xây, sửa chữa nhà ở.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load