Thứ hai 11/11/2024 18:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Nội: Nhiều giải pháp trọng tâm để lấy lại đà tăng trưởng

11:47 | 11/12/2021

Xác định chuyển hướng chiến lược trong công tác phòng, chống dịch bệnh, để có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng năm 2022 GRDP ở mức 7,0-7,5%, TP. Hà Nội tập trung thực hiện một loạt nhiệm vụ trọng tâm, trong đó triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 của Chính phủ.

ha noi nhieu giai phap trong tam de lay lai da tang truong
Hà Nội xác định 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó tăng trưởng GRDP khoảng 7,0%-7,5%.

GRDP không đạt kế hoạch nhưng duy trì ổn định

Đánh giá về kết quả tăng trưởng năm 2021, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, tăng trưởng GRDP của Thành phố cả năm ước đạt khoảng 2,92%, mặc dù không đạt kế hoạch đề ra (tăng 7,5%), nhưng vẫn duy trì ổn định; cân đối thu – chi ngân sách được đảm bảo. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán, nhất là các nhiệm vụ chi phòng, chống dịch bệnh COVID-19, an sinh xã hội…

Bước sang quý 4, Hà Nội thực hiện chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP, với những giải pháp quyết liệt phục hồi kinh tế ngay sau khi kiểm soát dịch bệnh. Kết quả, doanh thu công nghiệp, thương mại, dịch vụ tháng 10, tháng 11 tăng mạnh so với các tháng quý 3 góp phần lấy lại đà tăng trưởng. Cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước (cả nước tăng 3,63%); hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước mở cửa trở lại, doanh thu tăng cao hơn so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước.

Thành phố đã triển khai kịp thời các chính sách của Trung ương nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm tiền thuê đất năm 2021. Đến hết 31/10/2021, đã thực hiện gia hạn, miễn, giảm trên 22,6 nghìn tỷ đồng cho trên 38 nghìn lượt doanh nghiệp, người nộp thuế. Dự kiến năm 2021 gia hạn, miễn, giảm khoảng 25,66 nghìn tỷ đồng cho khoảng trên 212.000 lượt doanh nghiệp, người nộp thuế.

Trong bối cảnh dịch bệnh, kết quả phát triển năm 2021 của Thành phố có 4 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế không đạt kế hoạch: Tăng trưởng GRDP 2,35%-3,0% (kế hoạch là 7,5%); GRDP/người 129 triệu đồng (kế hoạch là 135 triệu đồng); Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giảm 0,52% (kế hoạch tăng 12%); Kim ngạch xuất khẩu giảm 1,2% (kế hoạch tăng 5%). Các lĩnh vực: Khách du lịch; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm sâu...

Tập trung vào 5 nhóm chính sách cho năm 2022

Kỳ họp thứ 3, HĐND TP. Hà Nội khoá XVII vừa kết thúc với kết quả 20 Nghị quyết được quyết nghị thông qua liên quan tới các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2022 và rất nhiều cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển Thủ đô thời gian tới.

Hà Nội cũng đã xác định 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó tăng trưởng GRDP khoảng 7,0%-7,5%.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải, với các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2022 và giải pháp thực hiện đã đặt ra, để có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 7,0%-7,5% thì thành phố cần tập trung thực hiện một loạt nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 của Chính phủ, tập trung vào 5 nhóm chính sách: Gồm y tế và phòng, chống dịch bệnh; Bảo đảm an sinh xã hội; Hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu đầu tư công và quản lý điều hành. Trong đó, triển khai gói đầu tư hệ thống y tế cơ sở dự kiến 1.000 tỷ đồng, để đảm bảo điều trị ban đầu từ cấp phường, xã.

UBND TP. Hà Nội sẽ ban hành Chỉ thị về tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, trong đó ngoài việc giao rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, đơn vị, cơ quan chuyên môn trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thì cũng xác định việc đẩy nhanh tiến độ, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị, cấp bách. Đặc biệt sẽ gắn tiến độ thực hiện, giải ngân và hiệu quả dự án với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ và coi đây là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm.

Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh đến yêu cầu đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển dịch vụ thương mại, phục hồi các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối; lựa chọn một số điểm du lịch phù hợp để thực hiện thí điểm du lịch an toàn, từ đó dần mở rộng ra các địa điểm khác. Phục hồi và phát triển sản xuất của trong các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; các đơn hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu…

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng và thực hiện quyết liệt giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm, nhất là các dự án lớn, trọng điểm.

Theo Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh, năm 2022, Hà Nội tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ lớn, mang tính định hướng dài hạn phát triển Thủ đô, như: Báo cáo Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết mới về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; phối hợp Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) vào kỳ họp Chính phủ tháng 9/2022; Hoàn thiện Quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Bộ Xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II/2022.

Theo Gia Huy/baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội

    Năm 2024 là năm tăng tốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

    08:39 | 11/11/2024
  • Cần chính sách phát triển để ngành Công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam là trung tâm sản xuất của châu Á

    (Xây dựng) - Những năm qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ điện tử đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, có vị trí then chốt trong nền kinh tế. Tuy nhiên để chủ động sản xuất bền vững theo châu Âu, Mỹ ngày một thắt chặt thì bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp cũng cần rất nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ điện tử của Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

    07:46 | 11/11/2024
  • Bình Định: Đề xuất mô hình cụm liên kết sản xuất các nguyên phụ liệu quan trọng ngành may mặc

    (Xây dựng) - Mục tiêu tỉnh Bình Định với phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) hài hòa, bền vững giữa các ngành công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm với các ưu tiên đột phá. Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư hạ tầng giao thông, khu cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp CNHT. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mục tiêu này địa phương đề xuất các cơ chế hỗ trợ.

    07:45 | 11/11/2024
  • Vĩnh Phúc chú trọng hạ tầng công nghiệp thúc đẩy ngành sản xuất linh kiện điện tử phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vĩnh Phúc với vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng công nghiệp hiện đại, cùng chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, ngành sản xuất linh kiện điện tử đã phát triển mạnh mẽ. Hơn 200 doanh nghiệp, bao gồm nhiều tập đoàn lớn, đang hoạt động tại đây, cung cấp sản phẩm cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, tỉnh cũng đối mặt với thách thức đòi hỏi các chiến lược phát triển bền vững.

    07:45 | 11/11/2024
  • Hải Dương: Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sáng 9/11, Tổ công tác chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị thống nhất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công năm 2024.

    22:13 | 10/11/2024
  • Núi Thành (Quảng Nam): Chấm dứt hợp đồng thi công của Công ty Huy Khoa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Khoa (Công ty Huy Khoa) vừa bị UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) chấm dứt hợp đồng thi công một gói thầu trị giá gần 2 tỷ đồng trên địa bàn.

    18:17 | 10/11/2024
  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn 2024 thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.

    15:49 | 10/11/2024
  • Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành bị chấm dứt hợp đồng Gói thầu XL01

    (Xây dựng) - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa ra quyết định chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết trước đó với Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành (Công ty Hà Thành). Đơn vị thực hiện Gói thầu XL01 - cải tạo làm thang thoát hiểm cho hội trường tầng 8, nhà E4 trường Đại học Kinh tế.

    14:33 | 10/11/2024
  • Cần gỡ khó để công nhân được vay vốn ưu đãi

    (Xây dựng) - Từ khi quy định mới ra đời, công nhân lao động gần như không thể vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Tổ chức Tín dụng vi mô CEP, càng gặp thêm nhiều khó khăn trong cuộc sống…

    14:19 | 10/11/2024
  • Có được dùng chi phí giảm thuế để bổ sung hạng mục mới?

    (Xây dựng) - Việc bổ sung hạng mục đầu tư mới, nếu thuộc các trường hợp được điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng thì cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tổng mức đầu tư, không liên quan đến việc sử dụng chi phí do giảm thuế GTGT).

    14:10 | 10/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load