Thứ tư 09/10/2024 02:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Hà Nội: Mua nhà mặt phố, nên chọn đầu tư ở nội hay ngoại thành?

17:07 | 11/07/2019

Tốc độ phát triển nhanh chóng của đô thị dẫn đến việc các căn nhà mặt phố trở nên ngày càng khan hiếm và được bán với mức giá "khủng". Đáng quan tâm, 6 tháng đầu năm, giá nhà riêng, nhà mặt phố tại các quận ngoại thành Hà Nội tăng nhanh hơn rất nhiều so với các quận trung tâm.


Nhà mặt phố ngày càng trở nên đắt đỏ, đặc biệt ở những khu vực trung tâm. Ảnh: Zing.vn

Khu vực trung tâm Hà Nội luôn trong tình trạng khan hiếm quỹ đất, trong khi gia tăng dân số tự nhiên, đặc biệt là gia tăng dân số cơ học không ngừng tăng trưởng qua các năm.

Vì vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng việc xuống tiền với phân khúc nhà riêng/nhà mặt phố tại các quận nội thành Hà Nội luôn hứa hẹn lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, theo báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2019 của Batdongsan.com.vn, giá nhà mặt phố, nhà riêng chỉ tăng nhẹ tại các quận nội thành, trong khi các phân khúc này tại các quận, huyện ngoại thành lại đạt mức tăng cao hơn.

Cụ thể, từ năm 2015 đến 2018, nhà phố 7 quận nội thành trung tâm là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân đều tăng giá.

Trong đó, Hoàn Kiếm có mức tăng trung bình cao nhất với 17%, từ khoảng giá 400 triệu đồng/m2 năm 2015, chạm mức 500 triệu đồng/m2 năm 2018. Trong khi đó, 6 quận còn lại, mức tăng dao động từ 7-15%.


Giá nhà riêng tại các quận ngoại thành tăng nhanh hơn rất nhiều so với các quận trung tâm. Biểu đồ: Batdongsan.com

Tại khu ven Hà Nội gồm: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, mức tăng cao nhất của phân khúc nhà phố thuộc về Gia Lâm với mức tăng đạt khoảng 64%, từ khoảng giá 30 triệu đồng/m2 năm 2015 lên khoảng giá 60 triệu đồng/m2.

Nhà mặt phố Bắc Từ Liêm, tăng giá từ 85 triệu đồng/m2 lên mức 100 triệu đồng/m2, tương đương mức tăng 19%.

Với phân khúc nhà riêng, từ năm 2015 đến 2018, Hoàn Kiếm tiếp tục giữ ngôi vương với mức tăng khoảng 7-10%, từ 110 lên 120 triệu đồng/m2, các quận còn lại dao động từ 1-7%.

Trong khi đó, nhà riêng tại các quận ven và huyện ngoại thành luôn có mức tăng ấn tượng.

Từ năm 2015 đến 2018, nhà riêng Bắc Từ Liêm tăng giá 16%, từ mức 60 triệu đồng/m2, tiệm cận gần 70 triệu đồng/m2, nhà riêng Long Biên tăng giá 13%, từ mức khoảng 55 triệu đồng/m2 lên mức gần 65 triệu đồng/m2.

Có thể thấy, giá nhà quận Hoàn Kiếm đang bỏ xa các quận khác trên địa bàn và đây cũng là quận có mức tăng giá mạnh nhất khu vực nội thành ở cả phân khúc nhà phố và nhà riêng.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng nhà mặt phố, nhà riêng ở quận Hoàn Kiếm luôn chứng tỏ được giá trị của mình khi đây là trung tâm văn hóa, thương mại lớn nhất của Thủ đô.

Một điểm đáng chú ý nữa là giá nhà riêng ở quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy có xu hướng ngang bằng với quận Hoàn Kiếm. Theo ông Quốc Anh, nguyên nhân là bởi nhà riêng các quận này sở hữu mặt ngõ vẫn có thể sử dụng làm kinh doanh.

Trong khi đó, nhà riêng/nhà ngõ ở quận Hoàn Kiếm thường có diện tích hẹp, chật chội, mục đích để ở còn gặp nhiều khó khăn, và hoàn toàn không thích hợp với mục đích kinh doanh.

Theo PHAN ANH/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Thủy Nguyên (Hải Phòng): Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất

    (Xây dựng) – Sáng 8/10, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND thành phố Hải Phòng về thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã có buổi làm việc với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Thủy Nguyên.

  • Hải Phòng: Chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vừa có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản 7127/VP-CDD3 yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024, Luật Đất đai năm 2024 và các quy định của pháp luật có liên quan công tác đấu giá quyền sử dụng đất; Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của UBND thành phố về công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

  • Cần Thơ: Tăng cường quản lý kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển đã ký ban hành Công văn số 4340/UBND-XDĐT về việc tăng cường công tác quản lý kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ, gửi: Giám đốc Sở; Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố Cần Thơ; Chủ tịch UBND quận, huyện.

  • Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có được thế chấp vay vốn?

    (Xây dựng) – Theo quy định của Luật Đất đai mới, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất được thế chấp quyền sử dụng đất không? Nếu được thế chấp quyền sử dụng đất thì tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện gì? Ai là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của tổ chức kinh tế? Để giải đáp được những câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

  • Căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    (Xây dựng) – Căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với từng trường cụ thể đã được quy định tại Mục 3 Chương X Luật Đất đai về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

  • 6 nhóm đối tượng được thuê nhà ở công vụ

    (Xây dựng) - Điều 45, Luật Nhà ở 2023 đã quy định chi tiết đối tượng được thuê nhà ở công vụ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load