Thứ năm 25/04/2024 23:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội tiếp tục chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn

Hà Nội chỉ đạo khẩn các vấn đề liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn

16:19 | 18/11/2020

(Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Quốc Hùng - Tổ trưởng Tổ công tác Thành phố theo Quyết định số 4828/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 tại cuộc họp triển khai các nhiệm vụ để xử lý, khắc phục các tồn tại hạn chế, đảm bảo công tác vận hành cho Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.

ha noi chi dao khan cac van de lien quan den khu lien hop xu ly chat thai soc son
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tồn tại ở Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (Ảnh: Internet).

Theo thông báo, UBND Thành phố Hà Nội đánh giá: Các sở, ngành, đơn vị và UBND huyện Sóc Sơn đã tích cực, chủ động triển khai nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 05/11/2020, bước đầu đã có những kết quả tốt. Cụ thể: công tác vệ sinh môi trường đã được cải thiện, tình trạng phát tán mùi đã giảm, việc phun khử khuẩn, diệt ruồi muỗi đã được tăng cường đến cả các khu vực dân cư lân cận; Sở Y tế đã tổ chức khám sức khỏe cho 8.000 lượt người dân; Các trạm xử lý nước rác đã vận hành liên tục, khối lượng nước rác tồn đã giảm so với tnrớc đây khoảng 26.000m3, đã tiến hành gia cố bờ bao, trục AB các ô chôn lấp, đảm bảo hạn chế rủi ro đối với tình trạng nước. Ban quản lý dự án đã hoàn thành thi công 1/2 ô chôn lấp 1.1 sẵn sàng đưa vào khai thác sử dụng, UBND huyện Sóc Sơn đã tích cực đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng; Việc kiểm tra, xử phạt các xe vận chuyển không đảm bảo đã được Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố thực hiện...

Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thành ủy, kế hoạch của UBND Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội - Tổ trưởng Tổ công tác Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng: Tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội và các đơn vị có liên quan hoạt động, vận hành trong Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn đảm bảo an toàn, hiệu quả, liên tục không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí. Xây dựng phương án thu gom, xử lý nước ép rác từ các xe vận chuyển trước khi vào bãi, đảm bảo hạn chế tối đa nước rỉ rác thoát ra trước khi đổ vào ô chôn lấp.

Chủ trì cùng liên ngành lên phương án xử lý, bơm nước rỉ rác tại ô 1.4 để bàn giao giao mặt bằng cho Công ty Cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý, đảm bảo cho Công ty đưa nhà máy điện rác vào vận hành theo đúng kế hoạch. Xây dựng phương án đưa 1/2 ô chôn lấp 1.1 vào khai thác, sử dụng nhưng vẫn đảm bảo điều kiện cho Ban quản lý dự án tiếp tục hoàn thành xây dụng theo đúng thiết kế được phê duyệt.

Đối với Sở Giao thông vận tải, tiếp tục tổ chức duy tu khẩn cấp đoạn còn lại của tuyến đường 35 đi Bắc Sơn vào Khu liên hiệp xử lý chất thải (không chờ dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội). Nguồn vốn thực hiện từ nguồn duy tu, duy trì, đảm bảo giao thông cho người dân đi lại thuận lợi, аn toàn. Chỉ đạo Thanh tra giao thông chuyển 02 cân tải trọng, đồng thời cử 01 tổ công tác phối hợp Sở Xây dựng để hỗ trợ cân xe vận chuyển rác vào cổng số 2, trong thời gian chờ sửa chữa trạm cân số 02, giảm tải cho khu vực bãi, tránh ùn tắc giao thông trước ngày 12/11/2020.

Ngoài ra, Sở Y tế bố trí 1 tổ công tác của Sở phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra tình trạng vệ sinh môi trường xung quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn. Tiếp tục bám sát, hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu để triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ dân đủ điều kiện.

Cùng với đó, UBND huyện Sóc Sơn tổ chức chi trả tiền ngay cho 01 hộ dân còn lại tại vị trí 1/2 ô 1.1 đã bàn giao mặt bằng theo phương án phê duyệt điều chỉnh, hoàn thành xong truớc ngày 13/11/2020. Phê duyệt toàn bộ phương án còn lại và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 100% ô 1.1 trước ngày 30/11/2020. Tổ chức tuyên truyền, vận động 03 hộ còn lại trên mặt bằng ô 1.2 nhận tiền và bàn giao mặt bằng trước ngày 20/11/2020. Chỉ đạo UBND các xã lập danh sách các hộ dân đủ điều kiện để chuẩn bị phối hợp cùng Sở Y tế tiến hành cấp thẻ bảo hiểm y tế, đảm bảo đúng đối tượng, tránh thắc mắc khiếu kiện. Chỉ đạo Công an huyện, xã lên phương án chấm dứt ngay việc người dân vào trong Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn nhặt rác. Phân loại đối tuợng để có phương án giải quyết hợp lý. Đối với những người ngoại tỉnh, yêu cầu trở về địa phương làm ăn; những người thuộc địa bàn các xã của Huyện, yêu cầu các xã tiếp nhận và quản lý theo đúng quy định.

Cũng tại Thông báo này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Quốc Hùng giao Phòng Công tác giải phóng mặt bằng – Văn phòng UBND Thành phố cử cán bộ thường xuyên bám sát địa bàn để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các nhiệm vụ UBND Thành phố giao cho các đơn vị. Báo cáo kết quả trực tiếp Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Quốc Hùng.

Nhìn tổng thể, cái khó trong bài toán xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay của Hà Nội là toàn thành phố chỉ có hai khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, lượng rác thải đã vượt quá công suất tiếp nhận, công nghệ xử lý lại chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh. Chính vì công nghệ xử lý chôn lấp dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh, cộng thêm việc quá tải nghiêm trọng của hai khu xử lý càng làm trầm trọng thêm tình trạng “khủng hoảng” rác thải sinh hoạt nội đô của Hà Nội.

Theo báo cáo năm 2019 của Ban đô thị UBND Thành phố Hà Nội, hai bãi rác chính của Hà Nội đã bị quá tải, nếu Hà Nội không có giải pháp công nghệ thay thế thì đến hết năm 2020 sẽ phải đóng bãi. Chất thải rắn sinh hoạt của toàn Thành phố Hà Nội được tập trung xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn. Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn được chấp thuận đầu tư từ năm 2017 với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng bằng vốn nước ngoài. Sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ, nhà máy có công suất xử lý 4.000 tấn rác/ngày đêm và dự kiến công suất phát điện khoảng 75 MW điện/giờ, được đánh giá là dự án điện rác có quy mô lớn hàng đầu thế giới. Với dây chuyền công nghệ hiện đại, nhà máy sẽ không phải phân loại rác thải từ đầu nguồn mà tất cả rác thải đều đốt được. Nhiệt độ trong lò đốt luôn được đảm bảo ổn định theo tiêu chuẩn nên có ưu điểm rất lớn về bảo vệ môi trường, độ bền của lò đốt được ổn định lâu dài. Các thành phần chất thải trơ, tro xỉ cũng được tận dụng để sản xuất vật liệu xây dựng (đóng gạch không nung) hoặc san lấp mặt bằng. Phương pháp xử lý rác mới này hứa hẹn sẽ dần thay thế phương pháp chôn lấp vốn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, đồng thời lãng phí một nguồn tài nguyên rất lớn để chuyển hóa thành năng lượng là rác.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load