Thứ năm 25/04/2024 13:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Cần thận trọng điều chỉnh quy hoạch chi tiết theo hướng tăng thêm tầng, giảm diện tích cây xanh?

10:02 | 04/11/2021

(Xây dựng) – Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ một số tòa nhà tại khu vực trung tâm Thành phố. Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại một số dự án có xu hướng tăng tầng cao, tăng số người, giảm diện tích đất cây xanh công cộng, việc này khiến dư luận và các chuyên gia bày tỏ lo ngại phát sinh nhiều hệ lụy.

ha noi can than trong dieu chinh quy hoach chi tiet theo huong tang them tang giam dien tich cay xanh
Ô đất xây dựng trung tâm giao lưu và phát triển văn hoá cộng đồng ở phường Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được điều chỉnh thành công trình khách sạn, văn phòng, thương mại và văn hoá cộng đồng, nâng từ 15 tầng lên 30 tầng, 4 tầng hầm (Ảnh: Thanh Sơn)

Nhiều dự án điều chỉnh tăng thêm tầng

Ngày 7/9, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng tỷ lệ 1/500 đoạn từ đường Xuân Thủy đến Trần Duy Hưng tại ô đất ký hiệu N6.3.

Theo quyết định trên, ô đất giữ nguyên phạm vi ranh giới, chức năng sử dụng (đất công cộng đô thị); điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và điều chỉnh công năng xây dựng công trình tại ô đất từ Trung tâm giao lưu và phát triển văn hóa cộng đồng sang xây dựng công trình khách sạn, văn phòng, thương mại và văn hóa cộng đồng.

Cụ thể, ô đất này trước đây có diện tích 4.500m2, mật độ xây dựng 40%, tầng cao 15 tầng nay điều chỉnh thành diện tích 4.506,8m2, mật độ xây dựng 40%, tầng cao 30 tầng và 4 tầng hầm.

Trong đó, dành diện tích sàn tại các tầng dưới để bố trí sử dụng làm Trung tâm giao lưu và phát triển văn hóa cộng đồng (khoảng 5.400m2). Quy mô, vị trí diện tích sàn phục vụ hoạt động văn hoá cộng đồng sẽ được xác định cụ thể trong quá trình thiết kế cơ sở, dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giao Công ty Cổ phần Thương mại xây dựng và Đầu tư miền Bắc có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư tại ô đất tuân thủ quy định, phù hợp với điều chỉnh quy hoạch được duyệt.

ha noi can than trong dieu chinh quy hoach chi tiet theo huong tang them tang giam dien tich cay xanh
Dự án của Công ty Cổ phần Thương mại xây dựng và Đầu tư miền Bắc được điều chỉnh tăng từ 15 lên 30 tầng.

Tương tự, ngày 20/10/2021, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Mỹ Đình II tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CC1 tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Mỹ Đình 2 tỷ lệ 1/500 được duyệt, ô đất CC1 được xác định chức năng đất công cộng Thành phố và khu vực có các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Diện tích đất khoảng 7.782m2 (bao gồm cả đường giao thông); diện tích xây dựng 3.610m2; mật độ xây dựng 46,4%; tầng cao bình quân 5,3 tầng (công trình cao 5 - 9 tầng); hệ số sử dụng đất 2,45 lần.

Nay, giữ nguyên phạm vi ranh giới của ô đất theo quy hoạch được duyệt, đề xuất điều chỉnh thành ô đất ký hiệu NO có chức năng đất ở gồm nhà ở chung cư kết hợp dịch vụ, thương mại, nhà trẻ và nhà ở liên kề với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Diện tích đường giao thông 674,8m2; diện tích đất ở là 7.106,7m2 (trong đó, nhà ở chung cư kết hợp dịch vụ thương mại nhà trẻ là 4.223,5m2, nhà ở liền kề là 2.883,5m2); mật độ xây dựng 50%; hệ số sử dụng đất 6,0 lần; tầng cao công trình 6 và 21 tầng; tầng hầm 1 - 3 tầng; dân số 700 người.

Cần thận trọng

Về vấn đề này, có chuyên gia cho rằng: Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của địa phương, cơ quan quản lý có thể điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển của địa phương tại thời điểm điều chỉnh.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại có ý kiến bày tỏ lo ngại việc điều chỉnh quy hoạch liên tục theo kiểu “chạy theo” để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, việc này chứng tỏ quy hoạch chưa đi trước, chưa gắn với kế hoạch thực hiện dài hạn. Mặt khác, mỗi ngành lại có những dự báo riêng về quy hoạch đất đai, quy hoạch văn hóa, trường học,… do đó quy hoạch đô thị bị phá vỡ, dẫn đến giao thông tắc nghẽn, thành phố chìm trong cảnh ngập nước, môi trường ô nhiễm, sinh thái bị ảnh hưởng.

Thực tế cho thấy, các dự án thường điều chỉnh quy hoạch chi tiết trong thời gian thực hiện, nội dung chủ yếu là tăng số tầng cao, diện tích sàn, chia nhỏ căn hộ, thay đổi công năng, tăng mật độ xây dựng, tăng hệ số sử dụng, dẫn tới gia tăng dân số theo gây áp lực cho hạ tầng, môi trường sống, tiện tích, dịch vụ công (như điện, đường, trường, trạm).

Hiện nay, với mật độ các công trình chung cư, tòa nhà thương mại, văn phòng cao tầng tại trung tâm Thành phố làm gia tăng lượng người nhanh chóng, hạ tầng đang ngày càng quá tải, gây ra nhiều hệ lụy như tắc đường, ngập nước, ô nhiễm không khí, môi trường, mất an toàn cháy nổ, hạ tầng quá tải. Có thể kể đến như tuyến phố Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh,… đang phải gồng gánh lượng phương tiện quá đông do mật độ các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát.

Từ đó có thể thấy, việc gia tăng số tòa nhà xây mới, điều chỉnh tăng thêm tầng cao, tăng lượng người sử dụng khiến cho các cơ sở hạ tầng như điện đường, trường, trạm không theo được tốc độ của đô thị hóa, dẫn đến nhiều hệ lụy như thiếu trường học, tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội là dẫn chứng điển hình cho sự thiếu đồng bộ, thiếu kết nối giữa quy hoạch xây dựng đô thị với hạ tầng kỹ thuật, xã hội.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch diễn có phần “dễ dãi”, các quyết định điều chỉnh có phần mang tính phục vụ mục tiêu, lợi ích của các nhà đầu tư mà chưa chú trọng đến lợi ích chung của cộng đồng dân cư xung quanh. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xem xét đánh giá, cẩn trọng, kỹ lưỡng trong công tác quy hoạch, tránh những hệ lụy về sau này.

Bởi vậy, việc điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng thêm tầng cao, tăng diện tích xây dựng, tăng số lượng người mặc dù không trái với quy định pháp luật, nhưng nếu nhìn ở bức tranh toàn cảnh thì việc làm quy hoạch phải tính toán kỹ đến hệ lụy có thể xảy ra, đồng thời làm tốt công tác quy hoạch ngay từ đầu để tránh việc thay đổi, điều chỉnh; đồng thời làm dẫn đến tâm lý “thấp thỏm” các nhà đầu tư. Nên chăng phải có cơ chế mạnh hơn để siết chặt việc “tùy tiện” điều chỉnh quy hoạch chi tiết?

Đỗ Lê - Hạ Nhiên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

    18:01 | 19/04/2024
  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

    15:57 | 19/04/2024
  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

    09:52 | 19/04/2024
  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

    20:51 | 18/04/2024
  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

    09:10 | 18/04/2024
  • Điều chỉnh nhiều hạng mục, công trình tại huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy mô, địa điểm công trình, dự án trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

    20:18 | 17/04/2024
  • Đề xuất lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Tờ trình đề xuất chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    20:06 | 17/04/2024
  • Khánh Hòa: Lập quy hoạch phân khu đô thị phía Bắc Cam Lâm rộng hơn 7.000ha

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu (1/2.000) phân khu đô thị phía Bắc, đô thị mới Cam Lâm.

    19:28 | 17/04/2024
  • Hải Dương: Đề xuất lập quy hoạch 205 điểm dân cư, khu dân cư, khu đô thị mới trong năm 2024

    (Xây dựng) – Đây là kết quả tổng hợp của Sở Xây dựng Hải Dương theo đề xuất của các địa phương năm 2024.

    18:35 | 17/04/2024
  • Khu đô thị Nam Vũng Tàu chú trọng không gian mở

    (Xây dựng) - Không gian kiến trúc, cảnh quan của Khu đô thị Nam Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được quy hoạch dựa trên nguyên tắc tôn trọng đặc điểm tự nhiên, hiện trạng, chỉnh trang, kết nối, nâng cao giá trị quỹ đất và tiềm năng của khu vực.

    16:27 | 17/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load