Thứ năm 18/04/2024 09:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Giang: Phát triển đô thị xanh, hiện đại giàu bản sắc truyền thống

11:11 | 27/04/2021

(Xây dựng) – Là đô thị loại III, những năm gần đây, bộ mặt đô thị của tỉnh Hà Giang đã có nhiều đổi thay đáng ghi nhận, công tác quy hoạch, quản lý đô thị luôn được quan tâm. Cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, Hà Giang đang thực hiện quyết tâm trở thành đô thị loại II, hướng đến đô thị xanh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá văn hóa, kiến trúc truyền thống.

ha giang phat trien do thi xanh hien dai giau ban sac truyen thong
Tỉnh Hà Giang đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng xanh, bền vững từ đó tạo cơ hội thu hút đầu tư tạo chuyển biến cho địa phương.

Đánh thức tiềm năng, lợi thế

Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc với 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với những nét văn hóa đa dạng, đặc sắc trong quá trình phát triển, diện mạo kiến trúc, cơ sở hạ tầng, quy hoạch, quản lý đô thị luôn có sự đan cài, giao thoa. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa của tỉnh Hà Giang hiện khá nhanh với các đô thị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ. Nhận thức rõ được hiện trạng đô thị, nông thôn của Hà Giang trong xu thế phát triển chung cần phải được nâng cấp, quản lý một cách khoa học, bài bản mới có thể phát huy được tiềm năng, lợi thế sẵn có.

Chính vì vậy, những năm gần đây dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, bộ mặt kiến trúc, quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn của tỉnh Hà Giang đã có những bước khởi sắc đáng ghi nhận. Từ chỗ, đô thị còn quy hoạch, phát triển manh mún, đến nay sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, bộ mặt đô thị tỉnh Hà Giang đã có những thay đổi ấn tượng. Đô thị được chỉnh trang theo hướng xanh-sạch-đẹp, văn minh, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa, kiến trúc bản địa riêng.

Những số liệu công bố mới đây cho thấy, công tác quy hoạch, kiến trúc, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị... luôn được lãnh đạo tỉnh Hà Giang quan tâm, đầu tư bằng những việc làm, kế hoạch hành động cụ thể. Theo đó, tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thực hiện triển khai cho các công trình đã cho chủ trương khởi công. Chỉ đạo hoàn thành các công trình trọng điểm của thành phố Hà Giang. Phối hợp với các Sở, ngành triển khai các nội dung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn. Tập trung các nguồn lực để thực hiện Nghị quyết xã hội hoá xây dựng, chỉnh trang đô thị thành phố Hà Giang, đồng thời xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác xã hội hóa lát gạch vỉa hè tại các trục đường trên địa bàn thành phố. Đây là một trong những hoạt động nổi bật thu hút được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác chỉnh trang đô thị của tỉnh Hà Giang.

Cùng với đó, tỉnh Hà Giang cũng đã hoàn thành công tác lập đồ án và được Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung đô thị Hà Giang đến năm 2035; lập hồ sơ và trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Giang để thu hút các dự án vào địa bàn.

Mặt khác, công tác chỉnh trang, trang trí đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đô thị luôn được tỉnh Hà Giang quan tâm chú trọng. Vì vậy, hàng năm các dự án về xây dựng cơ bản, hạ tầng kỹ thuật đều được hoàn thiện, hoàn thành theo kế hoạch, lộ trình đã được vạch ra từ trước. Nhờ sự quyết tâm trên, những năm qua, các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cũng đã tạo diện mạo khang trang cho đô thị và là điểm nhấn của tỉnh Hà Giang như: Công trình Quảng Trường 26/3 (giai đoạn 1); Trung tâm Hội nghị thành phố; tuyến phố Hà Tuyên kết hợp chỉnh trang vườn hoa tuyến đường Trần Hưng Đạo...

Nhiều dự án, công trình lớn đang trong quá trình triển khai được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn kiến trúc, xây dựng góp phần thay đổi diện mạo cho đô thị Hà Giang như: Dự án Khu dân cư đô thị mới Phương Thiện; dự án Khu đô thị mới phường Ngọc Hà, dự án Khu đô thị mới Hà Sơn; dự án Khu đô thị Phú Hưng; dự án Khu trung tâm thương mại khách sạn và nhà ở thương mại shophouse Hà Giang; dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo….

Phát triển đô thị nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống

Sự kiện tỉnh Hà Giang công bố quy hoạch chung đô thị Hà Giang đến năm 2035 vào tháng đầu 11/2020 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của địa phương này. Đây là cơ sở pháp lý, đồng thời cũng là định hướng góp phần giúp cho công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc và đầu tư phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Hà Giang sẽ ngày một văn minh, tiện ích, đồng bộ và đi vào quy củ.

Tại buổi công bố Quyết định, ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhấn mạnh: Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035 được phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở pháp lý, công cụ hiệu quả để quản lý quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên.

Sau khi giao các nhiệm vụ trọng tâm cho các sở ngành và một số đơn vị chuyên môn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng mong muốn Chính phủ, Bộ Xây dựng, các bộ, ban, ngành Trung ương và các nhà tư vấn, đầu tư tiếp tục quan tâm, giúp đỡ tỉnh thực hiện tốt Quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035; Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ sớm đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng yếu như: Xây dựng đường nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai để đảm bảo kết nối vùng được thuận lợi, góp phần phấn đấu đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Được biết, theo Quyết định số 1578/QĐ-TTg, ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035, tổng diện tích lập quy hoạch chung đô thị Hà Giang đến năm 2035 là 17.926,20ha.

Ngoài sự kiện quan trọng nêu trên, vào cuối tháng 11/2020, UBND tỉnh Hà Giang đã ký thỏa thuận hợp tác với Viện Kiến trúc quốc gia - Bộ Xây dựng thực hiện chương trình và kế hoạch trung hạn 2020 - 2025 của tỉnh về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý và phát triển đô thị, nông thôn. Sự kiện này cho thấy tầm nhìn xa và sự chủ động của lãnh đạo tỉnh Hà Giang trong công tác quản lý phát triển đô thị và kiến trúc quy hoạch của địa phương này luôn được quan tâm, chú trọng.

Có thể khẳng định, thời gian qua, tỉnh Hà Giang luôn chỉ đạo các ban ngành tích cực triển khai nhiều giải pháp thiết thực trong quản lý xây dựng, phát triển đô thị theo hướng bền vững. Cụ thể, ngay sau khi tỉnh Hà Giang công bố quy hoạch chung đô thị Hà Giang đến năm 2035, các đơn vị chuyên môn của địa phương đã nhanh chóng bắt tay vào việc phối hợp với các Sở, ngành để bổ sung hoàn thiện đồ án quy hoạch chung đô thị Hà Giang đến năm 2035 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo giai đoạn; Xây dựng hoàn thiện chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Giang đến năm 2025; Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị áp dụng cho toàn thành phố. Từ đó làm cơ sở quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, các hoạt động xây dựng, cấp Giấy phép xây dựng...

Đồng thời tích cực triển khai công tác chỉnh trang, trang trí đô thị; quản lý các hoạt động công ích (Cây xanh, điện chiếu sáng, điện trang trí, hệ thống thoát nước, vệ sinh đường phố), trật tự xây dựng chặt chẽ. Nhất là công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch và nhà ở, quản lý hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị luôn được quan tâm thực hiện nghiêm túc.

Với mục tiêu phát triển, quản lý đô thị kiến trúc đã đề ra, tỉnh Hà Giang định hướng phát triển đô thị theo các tiêu chí đô thị loại II với không gian mở rộng vừa phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan tự nhiên, giữ gìn kiến trúc văn hóa truyền thống. Qua đó, góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội văn minh, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển và đặc trưng của địa phương.

ha giang phat trien do thi xanh hien dai giau ban sac truyen thong
Nhiều dự án, công trình lớn đang trong quá trình triển khai được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn kiến trúc, xây dựng góp phần thay đổi diện mạo cho đô thị Hà Giang.

Với mục tiêu và kỳ vọng lớn, tỉnh Hà Giang đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng xanh, bền vững từ đó tạo cơ hội thu hút đầu tư tạo chuyển biến cho địa phương.

Đô thị Hà Giang đang thay đổi từng ngày, địa phương này cũng đang phấn đấu trở thành đô thị loại II trong tương lại. Đây là quyết tâm chính trị của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang cũng như là niềm mong đợi, khát khao của người dân địa phương vùng đất biên cương nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

Lê Huy Thảo

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Giang: Phát triển đô thị thị trấn Vôi thành 6 khu vực

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đến năm 2035.

  • Bến Cát (Bình Dương): Sẽ công bố Nghị quyết thành lập thành phố vào ngày 25/4

    (Xây dựng) – Chiều 17/4, UBND thị xã Bến Cát tổ chức buổi họp báo về chương trình, các hoạt động trước và sau Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương và thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc Bến Cát.

  • Cầu Giấy (Hà Nội): Đổi thay diện mạo đô thị từ Chương trình số 03-CTr/TU

    (Xây dựng) - Thời gian qua, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả Chương trình số 03-CTr/TU. Công tác chỉnh trang, chiếu sáng, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị được thực hiện đồng bộ, tạo bước chuyển mới cho diện mạo đô thị quận Cầu Giấy ngày càng khang trang, thông minh, sáng, xanh, sạch và trật tự văn minh.

  • Ninh Bình: Triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư”

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình, Ban chỉ đạo Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư” vừa có Kế hoạch số 54/KH–BCĐ, về việc triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư”.

  • Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Một đô thị nhỏ trong thung lũng Khe Lẹ, ở vùng rừng cánh cung Đông Triều, thuộc xã Hà Lâu là một trong số sáu xã miền núi của huyện Tiên Yên nhà cửa tập trung, giao thông nội bộ thoáng rộng, đêm đến điện đóm sáng choang như thành thị. Người địa phương gọi là phố Khe Lẹ, thay cho tên khai sinh là bản Khe Lẹ.

  • Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) là địa phương đầu tiên của cả nước chủ động phát động cuộc thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ mới (2025-2030), có nhiều nội dung quan trọng trong đó có việc đầu tư kiến thiết đô thị tạo diện mạo mới cho thành phố, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tiến Dũng nội dung này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load