Thứ sáu 29/03/2024 18:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Góp ý dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư

14:26 | 06/05/2020

(Xây dựng) - Ngày 6/5 tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Hiệp hội VARSI) và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đồng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Hợp tác công tư - Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICC) tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Luật PPP).

gop y du thao luat dau tu theo phuong thuc doi tac cong tu
Tọa đàm có sự trao đổi thảo luận sôi nổi giữa diễn giả và các thành viên tham dự.

Mục đích của tọa đàm là nhằm tập hợp ý kiến của các cơ quan, các nhà đầu tư, các chuyên gia về việc thành lập doanh nghiệp dự án, hợp đồng PPP và giải quyết kiến nghị, tranh chấp, xử lý vi phạm trong phương thức đối tác công tư nhằm đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật PPP. Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các chuyên gia, các nhà đầu tư lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ cùng một số cơ quan báo chí liên quan.

Tại tọa đàm, GS.TS. Trần Chủng – Chủ tịch Hiệp hội VARSI cho biết, đến nay dự thảo Luật PPP đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và chuẩn bị trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2020. Trong suốt thời gian qua, đã có nhiều đợt góp ý kiến và dự thảo được hoàn thiện hơn nhiều so với trước đây. Hiệp hội VARSI được xem là một trong những đối tượng bị điều chỉnh của Luật này nên việc tham gia góp ý không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của Hiệp hội.

Bản chất của đầu tư theo phương thức đối tác công - tư là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp. Nhưng nhiều nội dung liên quan đến các chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể với tài sản là công trình của dự án, những vướng mắc, tranh chấp, xử lý sai phạm chưa được nêu một cách thấu đáo, do đó, rất cần được tiếp tục nghiên cứu, thảo luận làm rõ.

Tại tọa đàm, có nhiều tham luận được trình bày, bao gồm: Những vấn đề liên quan đến hợp đồng PPP; Thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng PPP; Thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng PPP; Giám sát thực hiện hợp đồng trong giai đoạn xây dựng và quyết toán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu và hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước; Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm.

Trong quá trình này, có rất nhiều ý kiến trao đổi và thảo luận giữa các diễn ra và thành viên tham dự, tạo ra một bầu không khí sôi nổi và có sự tương tác cao. Các ý kiến tại tọa đàm này chính là cơ sở để giúp nhà làm luật (Quốc hội) xây dựng được chế độ pháp lý phù hợp, góp phần ghi nhận và bảo vệ một cách có hiệu quả, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

Sau tọa đàm, trên cơ sở đóng góp của các đại biểu tham dự, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và báo cáo đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Kết quả các buổi tọa đàm được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cơ quan chủ trì xây dựng Luật tiếp thu và nghiên cứu để hoàn thiện dự án.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • GDP quý I năm 2024 tăng trưởng 5,66%

    (Xây dựng) - Sáng 29/3, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2024.

  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load