Thứ bảy 21/09/2024 09:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Gốm cổ Quảng Đức, “báu vật” của miền đất Phú Yên

15:24 | 29/05/2023

(Xây dựng) - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu, có tuổi gốm trên 300 năm so với quá trình hình thành, phát triển vùng đất Phú Yên hơn 400 năm, được xứng đáng là “báu vật” của miền đất Phú Yên.

Gốm cổ Quảng Đức, “báu vật” của miền đất Phú Yên
Các nhà nghiên cứu, sưu tập bàn về tinh hoa gốm cổ Quảng Đức.

Tinh hoa gốm cổ Quảng Đức

Làng Quảng Đức nay thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây là một ngôi làng tiếp giáp với làng Ngân Sơn, gần tỉnh lỵ Phú Yên xưa nên có nhiều làng nghề phát triển, nhưng nổi tiếng nhất là gốm Quảng Đức và lụa, lãnh Ngân Sơn.

Trong làng Quảng Đức bây giờ vẫn còn ngôi miếu thờ có đắp nổi 4 chữ Hán Quang Điếm Lưu Phước, tưởng niệm tiền nhân có công lao lập làng, hình thành nên nghề làm gốm với hai câu đối: Đức thừa tiên tổ thiên niên vĩnh; Phước ấm nhi tồn bách thế vinh.

Cũng từ Quảng Đức theo sông Cái về thượng nguồn sẽ đi vào vùng đất rộng lớn phía tây Phú Yên, vùng Tây Sơn thượng đạo và một số tỉnh Tây Nguyên. Sự thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy góp phần đưa sản phẩm gốm Quảng Đức đến nhiều vùng miền khác nhau để tiêu thụ, đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy nghề làm gốm ở Quảng Đức xưa có điều kiện phát triển rực rỡ một thời.

Tháng 1 và tháng 3/2003, các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn, Nguyễn Đình Chúc, Trần Thanh Hưng thực hiện hai chuyến điền dã về làng Gốm Quảng Đức để chuẩn bị tư liệu cho đề tài nghiên cứu về làng nghề và Phật giáo ở Phú Yên. Dịp này các nhà nghiên cứu gặp gỡ 2 nghệ nhân cuối cùng biết về gốm cổ Quảng Đức là cụ Nguyễn Dần và cụ Nguyễn Thịnh.

Gốm cổ Quảng Đức, “báu vật” của miền đất Phú Yên
Gốm Quảng Đức có lịch sử trên 300 năm hình thành.

Theo các cụ thì làng gốm Quảng Đức có lịch sử trên 300 năm hình thành và phát triển, khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Khai sinh ra dòng gốm này chính là dòng họ Nguyễn ở Bình Định mang nghề vào Phú Yên lập nghiệp.

Theo cụ Nguyễn Thịnh, gốm Quảng Đức được làm bằng đất sét ở An Định, sử dụng sò huyết đầm Ô Loan trong quá trình nung như một “phụ gia”, đốt chủ yếu bằng củi mằng lăng trong vùng và chở từ Kỳ Lộ thuộc huyện Đồng Xuân xuống bằng đường sông Cái. Gốm Quảng Đức là sự kết hợp của đất và lửa nhưng được làm bằng những nguyên liệu và kỹ thuật nung độc đáo hiếm thấy của di sản văn hóa tiêu biểu trên vùng đất Phú Yên.

Các nghệ nhân làm gốm cổ Quảng Đức cho biết, củi nung gốm được mua ở Xuân Quang, Xuân Phước huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, chuyển về bằng cách làm bè cho xuôi dòng sông Cái. Quanh núi A Mang ven làng gốm cổ Quảng Đức xưa có khá nhiều củi mằng lăng, nhà thờ mang tên Mằng Lăng cách không xa làng gốm cổ Quảng Đức cũng đặt tên theo đặc trưng cây cối của vùng này. Gốm cổ Quảng Đức đã và đang khẳng định giá trị của nó như một thương hiệu của vùng đất Phú Yên xưa trên con đường giao thương với các nước trong khu vực.

Gốm cổ Quảng Đức, “báu vật” của miền đất Phú Yên
Trưng bày hơn 200 hiện vật gốm Quảng Đức.

Bảo tồn di sản văn hóa gắn với du lịch

Gốm Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu, có tuổi gốm trên 300 năm so với quá trình hình thành, phát triển vùng đất Phú Yên hơn 400 năm. Hiện nay, những nghệ nhân cuối cùng biết về kỹ thuật chế tác gốm cổ Quảng Đức không còn nữa, làng gốm Quảng Đức bên dòng sông Ngân Sơn, huyện Tuy An cũng chỉ còn vài gia đình làm nghề với nguyên liệu, kỹ thuật chế tác hiện đại, nhưng khâu tiêu thụ rất khó khăn, nhiều gia đình tiếp tục bỏ nghề. Tuy nhiên, sự lan tỏa, ảnh hưởng của dòng gốm độc đáo này trên rất nhiều lĩnh vực thì vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết hết.

Gốm cổ Quảng Đức, “báu vật” của miền đất Phú Yên
Phòng trưng bày gốm cổ Quảng Đức tại số 6 đường An Dương Vương, phường 9, thành phố Tuy Hòa.

Sau một thời gian chuẩn bị, Phòng trưng bày gốm cổ Quảng Đức thuộc CLB UNESCO Nghiên cứu - Bảo tồn cổ vật Phú Yên vừa mở cửa đón những người quan tâm đến dòng gốm độc đáo của Phú Yên, tại số 6 đường An Dương Vương, phường 9, thành phố Tuy Hòa.

Phú Yên là một trong những tỉnh ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên sớm thành lập CLB UNESCO Nghiên cứu - Bảo tồn cổ vật, trực thuộc Hiệp hội UNESCO Việt Nam. Phòng trưng bày gốm cổ Quảng Đức ra mắt là kết quả của cuộc hội ngộ giữa những người đam mê di sản văn hóa Phú Yên, những người con Phú Yên như: TS Phan Ngọc Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa và Tôn giáo Đông Nam Á, thuộc Cục Di sản, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; nhà sưu tập Trần Thanh Hưng và Bùi Tấn Hào.

Gốm cổ Quảng Đức, “báu vật” của miền đất Phú Yên
Nhà sưu tập Trần Thanh Hưng chia sẻ về gốm Quảng Đức.

Nơi đây, hơn 200 hiện vật gốm Quảng Đức (tráng men và gốm đất nung) gồm các kiểu chóe lớn nhỏ, vò, hũ, bình vôi, nậm rượu, thống, chác, chậu hoa, khuôn in được trưng bày trong không gian trang nhã. Bên cạnh đó là một số hiện vật thuộc văn hóa Chăm Pa, gốm Việt, một số hiện vật độc bản có giá trị lịch sử rất đặc biệt, liên quan đến vùng đất và con người Phú Yên.

Gốm cổ Quảng Đức, “báu vật” của miền đất Phú Yên
Các nhà nghiên cứu, sưu tập chia sẻ về “báu vật” của miền đất Phú Yên.

Nhà nghiên cứu cổ vật Trần Thanh Hưng - Chủ nhiệm CLB UNESCO Nghiên cứu - Bảo tồn cổ vật Phú Yên chia sẻ: Gốm Quảng Đức có sự tiếp nối dòng gốm Gò Sành (Bình Định) nổi tiếng dưới vương triều Vijaya Champa, vùng đất Bình Định ngày nay. Bảo tồn theo cách xây dựng Quảng Ðức thành một địa chỉ du lịch, nằm trong quần thể du lịch của địa phương gồm những di tích và thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia rất gần nhau như: Thành cổ An Thổ (nơi sinh đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú), đầm Ô Loan, Gành Ðá Dĩa, chùa Ðá Trắng, mộ và đền thờ chí sĩ Lê Thành Phương, địa đạo Gò Thì Thùng.

Ông Trần Thanh Hưng cho biết: Du khách đến làng gốm cổ Quảng Đức, các nghệ nhân ngày nay vẫn có thể sản xuất một số mặt hàng lưu niệm để phục vụ cho hoạt động du lịch, tăng thêm thu nhập cho người dân làng nghề. Nghề cũ đã lụi tàn, nhưng hào quang dĩ vãng thì vĩnh viễn không phai nhạt. Đúng như ý nghĩa của câu đối cổ, phúc ấm của hậu thế được bồi đắp bởi đức sáng tổ tiên đã tạo nên một dòng gốm độc đáo, xứng đáng là “báu vật” của miền đất Phú Yên. Chúng tôi mong muốn một ngày nào đó gốm cổ Quảng Đức sẽ được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, góp phần vào công tác bảo tồn vốn văn hóa trên vùng đất Phú Yên đã hơn 400 năm hình thành và phát triển.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

    18:02 | 16/09/2024
  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

    20:14 | 14/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

    15:46 | 14/09/2024
  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

    15:28 | 14/09/2024
  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

    11:00 | 13/09/2024
  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

    15:06 | 12/09/2024
  • Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất quốc tế

    (Xây dựng) – Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được Ủy ban Quốc tế về Di sản Địa chất của Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế (IUGS) công nhận là Di sản Địa chất quốc tế.

    08:00 | 12/09/2024
  • Đạo diễn Mai Thanh Tùng: Dồn hết tâm huyết cho “Vinh quang thầm lặng 2024”

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024''. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng, tiếp sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương đã mang đến cho khán giả những phút giây hào hùng, lắng đọng đầy cảm xúc.

    11:50 | 11/09/2024
  • Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các nghệ sỹ tại Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/9, tại Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 và trao giải Cánh diều vàng Phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim Mai, đạo diễn Huỳnh Trấn Thành.

    11:46 | 11/09/2024
  • Sắp diễn ra Triển lãm “Otherwise – Mặt khác”

    (Xây dựng) - Dự án nghệ thuật “Mặt khác – Otherwise” là dự án sáng tạo bởi ba nghệ sỹ hàng đầu trong các lĩnh vực hội họa, văn học và điêu khắc, gồm họa sỹ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Triển lãm trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi, dự kiến khai mạc vào ngày 13/9 tại Hội quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm. Triển lãm được coi là một lời tri ân của ba nghệ sỹ hàng đầu với nơi họ sinh ra và lớn lên – Hà Nội.

    09:16 | 11/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load