Thứ hai 11/11/2024 04:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Giảm tắc nghẽ giao thông bằng công nghệ thông tin

16:24 | 03/07/2012

 

 Hạ tầng giao thông thông minh (GTTM) đang được coi là giải pháp tốt nhất để giảm ùn tắc giao thông ở Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn thường xuyên xảy ra ùn tắc như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhất là khi mà ở những khu vực trung tâm thành phố không thể mở rộng, tăng thêm diện tích giao thông, thì việc quản lý tốt và có một kết cấu hạ tầng GT đồng bộ sẽ giải quyết được vấn đề “nóng” về tai nạn và ùn tắc GT hiện nay.

Muốn quản lý GT tốt, phải có dự báo chuẩn xác

Theo TS. Khuất Việt Hùng- Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu, Trưởng bộ môn QH và quản lý GTVT (Trường ĐH Giao thông vận tải), cái gì chúng ta đang có thì phải sử dụng cho tốt, hiệu quả. Muốn giải quyết được vấn đề tai nạn và ùn tắc GT, trước hết cần làm tốt hai việc, đó là có được hệ thống kết cấu hạ tầng GT đồng bộ và quản lý tốt. Nhưng muốn làm được điều đó thì việc có GTTM (ITS) là rất quan trọng. Vì nếu không có một mô hình GT đồng bộ, không có năng lực để kiểm đếm, quan trắc thì không có cách nào chỉ ra những giải pháp quản lý GT hiệu quả.

TS. Trần Danh Lợi, PGĐ Sở GTVT Hà Nội, một người đã gắn bó cả đời với ngành GTVT hơn 30 năm cho biết: Chúng ta vẫn chưa có sự dự báo GT chuẩn. Chúng ta cần có một hệ thống dự báo GT chính xác. Vì nếu dự báo thiếu chính xác, hậu quả sẽ khôn lường. Như ở Mát-xcơ-va, tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra. Do dự báo thiếu chính xác, nên vấn đề ách tách GT ở thủ đô của Nga giờ không thể xử lý được. Để đưa Mát-xcơ-va ra khỏi tình trạng ùn tắc cần tới 35 năm nữa và phải chi tới 6.800 tỷ rúp. Mỗi năm, Nga cần phải xây dựng 15km đường hầm dành cho tàu điện ngầm và làm mới tất cả các loại đầu tàu và toa tàu. Và GT ở thủ đô của Nga cũng cần đến một sự đổi mới quan trọng là áp dụng hệ thống GTTM.

TS. Lợi mong mỏi, ngành GT đô thị sẽ nhanh chóng ứng dụng CNTT để làm quy hoạch GT cho tốt hơn. Ông cho biết, muốn thay đổi, thì phải chuyển sang tư duy GT đô thị chứ không được tư duy GT bình thường nữa. Ở các nước phát triển người ta sống tập trung chủ yếu ở đô thị, nên GT chuyển hướng sang nghiên cứu GTĐT, đi lại khai thác như thế nào. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý GTĐT là rất quan trọng.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhận định, hệ thống kết cấu hạ tầng GT ở Việt Nam đã được quan tâm đầu tư trong nhiều năm vừa qua nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu ở mức độ thấp cho việc đi lại và phát triển kinh tế. Trong Nghị quyết của Trung ương về phát triển kết cấu hạ tầng GT đồng bộ đã đưa ra vấn đề về kết nối các hạ tầng GT, đồng bộ nhưng phải hiện đại. Trước đây chúng ta đã đầu tư một số công trình nhưng chưa hướng tới việc quản lý khai thác hiệu quả, ứng dụng việc khai thác hiệu quả. Vì vậy, giao thông thôn minh (GTTCM) với hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại sẽ góp phần giải quyết được vấn đề quản lý hiệu quả.

GTTM ở Việt Nam: Đã sẵn sàng nhưng cần nỗ lực từ nhiều phía

Theo ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Giải pháp kỹ thuật – Tập đoàn FPT: Chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng CN TT vào GT. Ở Việt Namchúng ta cũng đã có những trường hợp ứng dụng CNTTthành công như ngã tư vòng xoay “tử thần” Khuất Duy Tiến”. Sau khi đưa vào ứng dụng đã cho thấy hiệu quả rất lớn, góp phần điều tiết và giảm tai nạn GT tại khu vực này.

Ông Tuấn cho rằng, để quản lý, khai thác GT một cách hiệu quả, tôi thấy CNTT có thể làm được một cách nhanh nhất. Những công nghệ này đều do VN làm chủ được. Tất nhiên công nghệ ko thể hoàn thiện trong một sớm một chiều mà cần có sự quan tâm hỗ trợ của các ban ngành để đưa vào thực tiễn và dần hoàn thiện. Vấn đề quan trọng là làm sao để cơ quan nhà nước đưa CNTT vào thực tiễn. Nếu được, thì chỉ trong một thời gian ngắn có thể hỗ trợ cho công tác điều hành và quản trị hệ thống GT.

Thực tế, tại Việt Nam đã thực hiện thành công hệ thống phân tích điều khiển đèn tín hiệu, hệ thống cung cấp thông tin cho người dân trên bảng quang báo, radio, biển báo, internet để người dân thuận lợi khi tham gia GT. Việc xây dựng hệ thống quản lý trạm thu phí không dừng; triển khai hệ thống giám sát vi phạm GT cũng đã sẵn sàng triển khai trên diện rộng. Hiện tại hệ thống này đã được triển khai ở một số trạm thu phí.

Công ty Biển Bạc, đơn vị cung cấp phần mềm nhận dạng biển số trong xử lý vi phạm giao thông cho biết, tại các ĐT Việt Namcó thể ứng dụng công nghệ này trong việc kiểm soát và xử lý các lỗi vi phạm luật giao thông. Công nghệ này có khả năng nhận diện biển số xe và tình huống vi phạm nhanh, chính xác. Theo ông Tuấn, việc ứng dụng ITS là một giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức của người dân và là những giải pháp có thể triển khai được ngay. Việc lắp đặt hệ thống giao thông thông minh ITS có mức đầu tư khiêm tốn hơn nhiều so với tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng GT hiện nay.

TS. Hùng cho biết: Hiện chúng tôi đang hoàn thiện mô hình GT ở Đà Nẵng, và đang tham gia với Đức và Viện chiến lược của Bộ Giao thông vận tải để đưa ra hệ thống giám sát GT cho Hà Nội: lập cơ sở dữ liệu và đưa ra kịch bản về GT; đưa tương tác sử dụng đất đối với sử dụng GT; thông tin trên đường chỗ bị ùn tắc sẽ được thông báo cho người lưu thông… Dự kiến cuối năm nay chúng tôi sẽ hoàn thiện mô hình GT cho Hà Nội. 

-TSKH. Bùi Mạnh Hải, nguyên Thứ trưởng, Bộ KH&CN:GTĐT ở Việt Namrất phức tạp: đường nội thị rất nhiều giao cắt và thói quen, vừa phải kết hợp công nghệ vừa phải kết hợp tuyên truyền để việc thực hiện GT tốt hơn. Bước đầu chúng ta chưa có đầu tư lớn về CNTT nhưng KHCN là có tính khả thi cao, và chúng ta có nền tảng CNTTphát triển tốt, chúng ta có thể cài đặt thông tin khắp mọi nơi. Trước mắt chúng ta có thể điều chỉnh tín hiệu đèn hợp lý thôi thì đã giảm ách tắc rất nhiều. Hiện chúng ta còn thiếu dữ liệu động của dòng GT để có điều tiết cho hợp lý.

-Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông: Nhận thức của các cơ quan liên quan đến đầu tư, quản lý GT vẫn còn những hạn chế nhất định, mới tập trung vào đầu tư XD mà chưa quan tâm nhiều đến quản lý. Trong khi thực tế cho thấy, nếu chúng ta bỏ một đồng cho quản lý, bảo trì sẽ tiết kiệm được 4 đồng. CNTTlà tiền đề để thúc đẩy việc quản lý GT hiệu quả.

Cách đây 4,5 năm, trong QH về xây dựng đường cao tốc đã đặt ra vấn đề đưa công nghệ ITS vào, điều này rất quan trọng. Đây sẽ là hành lang pháp lý để thực hiện GTTM.

- TS. Đỗ Tú Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển ĐT (Bộ Xây dựng):GT hiện nay tại các ĐT lớn đang còn nhiều bất cập, đặc biệt là khu trung tâm hấp dẫn đầu tư mật độ dân cư cao, nhưng mật độ GT ở trung tâm lại không thể tăng lên, điều này đòi hỏi phải có bài toán về quản lý, điều hành.

Viều hành bằng CNTT sẽ hỗ trợ cho giải quyết được nhiều vấn đề. Không chỉ là vấn đề việc quản lý đất đai cho GT, GT tĩnh (hiện rất thiếu phải dùng đường cho GT tĩnh cũng làm ách tắc và nhận thức của cộng đồng cũng là 1 vấn đề).

Trong quy hoạch GT bao giờ cũng tính toán quy chuẩn, tiêu chuẩn để đạt chỉ tiêu nhưng vòng đời của dự án và quản lý trong quá trình thực hiện có đạt được hay không là một vấn đề, ví dụ trong GT có quản lý được hành lang quỹ đất cho GT hay không…

Trong xu thế GT hiện nay đòi hỏi sự dự báo tốt hơn. Bài toán GT đồng bộ đòi hỏi phải có sự kết nối với các hệ thống khác. Nhưng hiện chúng ta không thể chạy nổi vì dữ liệu thông tin và quan trắc hỗ trợ cho dự báo rất khó khăn, vì vẫn đang phải tính theo bài toán truyền thống và sử dụng dữ liệu nhưng không đầy đủ. Trong QH việc chạy phần mềm chúng ta có thể mua được, nhưng dữ liệu lại thiếu. Hy vọng trong tương lai sẽ hỗ trợ cho chúng tôi có những thông tin số liệu để có thể kết nối đồng bộ hơn. Và khi chúng ta xây dựng được một hệ thống kiểm soát cho cả vòng đời của dự án thì việc quản lý sẽ hiệu quả hơn.

 

Phạm Bùi

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load