Thứ ba 17/09/2024 06:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Giải pháp nào để khắc phục đường 250 tỷ đồng nứt toác?

11:24 | 07/09/2019

Phần kinh phí khắc phục dự án đoạn tránh Chư Sê, tỉnh Gia Lai bị hư hỏng, sụt lún, nứt toác hiện do bảo hiểm chi trả, nếu phát sinh sẽ do nhà thầu đảm nhận do dự án chưa nghiệm thu.


Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã bị hư hỏng, sụt lún, nứt toác nghiêm trọng. (Ảnh: CTV/Vietnam)

Ban Quản lý dự án 6 (chủ đầu tư) dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê, tỉnh Gia Lai bị hư hỏng, sụt lún, nứt toác nghiêm trọng vừa có chỉ đạo đơn vị tư vấn khoan khảo sát bổ sung địa chất, kiểm tra rà soát số liệu tính toán thủy văn khu vực để tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý triệt để sự cố này.

Theo ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 6, vết nứt được phát hiện tại vị trí Km10+200-Km 10+300 ngày 3/9 vừa qua với bề dài khoảng 130m. Đáng chú ý, vết nứt gãy tụt thẳng đứng xuống trong phạm vi 40m và ngày càng sâu thêm, tính đến sáng nay vết nứt sâu nhất đo được là 1,2m, tăng gần 80cm so với ngày đầu phát hiện.

Nhấn mạnh việc các đơn vị liên quan đã mời một số chuyên gia đầu ngành về địa chất vào kiểm tra hiện trường, ông Hưng tiết lộ, kết quả kiểm tra sơ bộ thấy có điểm lạ thường trong vị trí nứt gãy. Qua tìm hiểu từ những người dân sinh sống xung quanh cho thấy trước đây khu vực này có 3 ao nước có độ sâu từ 4-5 m, gần đó có suối, nước ngầm để tưới cà phê.

“Ao nước của người dân dù đã được lấp lại gần 10 năm, bề mặt phía trên bằng phẳng. Tuy nhiên, phía dưới sâu có thể đã hình thành túi bùn, dẫn tới việc khi mưa to, khối lượng nước lớn dồn dập đã tạo áp lực khiến nền đất bị lún, tạo ra nứt gãy thẳng đứng trên bề mặt đường,” ông Hưng nhận định.

Để xác định nguyên nhân chính xác, vị Phó giám đốc Ban quản lý dự án 6 khẳng định cần đợi kết quả khoan thăm dò của đơn vị tư vấn, khảo sát lại địa hình, địa chất trước khi kết luận và dự kiến sẽ có 12 mũi khoan thăm dò tại vị trí bị nứt dài 130m này.

“Phần kinh phí khắc phục hiện do bảo hiểm chi trả, nếu phát sinh sẽ do nhà thầu đảm nhận do dự án chưa nghiệm thu,” ông Hưng nói.

Ngoài ra, Ban Quản lý dựa án 6 cũng đã chỉ đạo nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần 471 chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, máy móc, thiết bị để huy động thực hiện ngay khi có giải pháp xử lý được cấp thẩm quyền chấp thuận.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã có Công điện yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, kiểm tra hiện trường và xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời những hư hỏng.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 chủ trì phối hợp với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu và các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, kiểm tra hiện trường trên toàn tuyến, đánh giá, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời những hư hỏng do mưa lớn kéo dài, đảm bảo ổn định công trình, tuyệt đối an toàn giao thông cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

“Ban Quản lý dự án 6 khẩn trương phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, chính quyền địa phương nơi dự án đi qua và các đơn vị liên quan có giải pháp bảo vệ công trình, phân luồng giao thông kịp thời tại các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.

Được biết, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thị trấn Chư Sê có mức đầu tư gần 250 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án 6 làm chủ đầu tư. Tuyến đường được thiết kế theo quy mô đường cấp 3 đồng bằng với tổng chiều dài 10,8km. Dự án vẫn đang trong thời gian chờ nghiệm thu để đưa vào khai thác.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load