Thứ ba 10/12/2024 03:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Giải ngân gói 30.000 tỷ đồng giai đoạn cuối: Coi chừng “có trục lợi”

16:00 | 25/03/2016

(Xây dựng) - Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo về hiện tượng trục lợi, khi thông tin Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tái cấp vốn để giải ngân hết số tiền trong gói 30.000 tỷ đồng cho đối tượng khách hàng cá nhân hộ gia đình.

Theo đó, vì áp lực tiến độ giải ngân nên chủ đầu tư một số dự án có thể tìm cách để giành được phần còn lại từ gói tín dụng ưu đãi này.

Hiệu ứng tích cực từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ ra đời thời gian qua đã góp phần tạo sức lan tỏa giúp thị trường bất động sản phục hồi, giảm hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo đó, Nghị quyết 02/NQ-CP đã đặt ra 3 mục tiêu cho thị trường bất động sản là giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường bất động sản (thực chất là hỗ trợ các chủ đầu tư, các ngân hàng thương mại) và hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.

Với nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, của các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp… đến nay thị trường đã phục hồi và tiếp tục đà tăng trưởng.


Khu nhà ở xã hội Becamex - Bình Dương có giá từ 100 triệu đồng/căn

Ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty Địa ốc Hoàng Quân cho biết: Gói vay 30.000 tỷ đồng là gói kích cầu, được dành cho không chỉ đối tượng người vay mua nhà ở xã hội, mà bao gồm cả đối tượng vay mua nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỷ đồng/căn.

Tuy nhiên, thời hạn gói tín dụng này chỉ kéo dài 36 tháng.“Chính vì vậy nhiều khách hàng lo lắng khi hoàn tất các thủ tục hồ sơ thì không kịp nhận sự ưu đãi này”, ông Tuấn tỏ ra lo lắng.

Cảnh báo trục lợi giai đoạn cuối

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, có một sự chênh lệch rất lớn giữa ký cam kết cho vay và giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Số hợp đồng tín dụng ký cam kết cho vay hiện đạt khoảng 98% nhưng mức giải ngân mới chỉ khoảng 70%.

“Như vậy lượng giải ngân mới chỉ đạt gần 23.000 tỷ đồng. 7.000 tỷ đồng còn lại ai sẽ là cuộc đua tranh của các chủ đầu tư và đây chính là phần bánh còn lại buộc các chủ đầu tư phải tìm các biện pháp để giành về phần mình”, ông Châu phân tích.

Ông Lê Hữu Nghĩa - TGĐ Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành nêu thực tế, có một số căn hộ giá 1,5 - 1,6 tỷ đồng nhưng vẫn hưởng ưu đãi gói 30.000 tỷ đồng, trong khi, điều kiện để vay ưu đãi là những căn nhà có giá dưới 1,05 tỷ đồng.

“Họ tách hợp đồng. Họ tách phần xây thô và hoàn thiện thành 2 hợp đồng. Người mua nhà khi ký hợp đồng chỉ ký phần xây thô nên có giá dưới 1 tỷ đồng và được vay ưu đãi gói 30.000 tỷ đồng”, ông Nghĩa cung cấp thông tin.

Cũng theo ông Nghĩa, sau khi ký xong hợp đồng, chủ đầu tư sẽ giữ số tiền của người dân và ngưng dự án thì người chịu thiệt chính là những ai đã ký vào bản hợp đồng. “Theo tôi, nếu gia hạn gói 30.000 tỷ đồng phải kiểm soát chặt chỗ này”, ông Nghĩa đề nghị.

Cùng quan điểm đó, luật sư Nguyễn Thanh Hiền - GĐ Cty Luật TNHH ATIM cho rằng, có những cách khác để chủ đầu tư “chạy đua nước rút” giai đoạn cuối của gói vay ưu đãi. Đó là lách luật về điều kiện để được hưởng ưu đãi mà chủ yếu thiên về các hàng rào kỹ thuật trong xây dựng.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng tìm cách làm sao để tiến độ giải ngân trước ngày 1/6 và tính toán giá trị căn hộ trong giới hạn cho phép để được giải ngân.

Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load