Thứ tư 11/09/2024 20:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Giải bài toán huy động nguồn lực từ đất để phát triển hạ tầng

10:33 | 14/02/2012

Nhu cầu đầu tư vào hạ tầng của nước ta hiện nay theo Đề án “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2011 - 2020” là rất lớn. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư công truyền thống từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ theo ước tính chỉ đáp ứng khoảng 46% nhu cầu đặt ra trong đề án này.

Thiếu vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới được Quốc hội thông qua là giảm dần mức động viên từ thuế, phí giai đoạn này và giảm tỷ lệ bội chi nên dự báo khả năng ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển (trong đó có đầu tư phát triển hạ tầng) ở mức 6% GDP. Năm 2012 dự toán ở mức 180 nghìn tỷ đồng, mức này thấp hơn đáng kể so với 5 năm giai đoạn vừa qua (giai đoạn 2006 - 2010 là 9,2% GDP). Riêng nguồn trái phiếu Chính phủ, giai đoạn 2011- 2015 khống chế ở mức không quá 225 nghìn tỷ đồng.

Thực tiễn thị trường tài chính chưa phát triển có thể cung cấp nguồn vốn đủ cho các dự án đầu tư hạ tầng cần tiếp cận, chưa có cơ chế đột phá đặc thù để thu hút vốn tư nhân và việc phân bổ nguồn lực đầu tư công còn dàn trải chưa hiệu quả.

Để đảm bảo nguồn lực đầu tư hạ tầng giai đoạn tới đòi hỏi cần huy động thêm các nguồn lực khác với mức độ cao hơn. Một trong các nguồn lực được các cơ quan chức năng và các chuyên gia quan tâm tìm cách huy động đó là nguồn lực tài chính từ đất đai.

Tăng tiền thuê đất

Theo ông Phạm Đình Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính): 90% nguồn thuế thu từ tiền giao đất cho người sử dụng, chỉ có 7%  thuế thu được từ tiền thuê đất của 500 nghìn DN tương đương 3 nghìn tỷ đồng, như vậy mức độ đóng góp từ tiền thuê đất là rất thấp. Từ năm 2002 - 2010, tổng diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 140 nghìn ha trong đó chỉ có 62 nghìn ha chuyển sang mục đích đất ở là có thu. Năm 2010, nguồn thu từ đất bao gồm thuế đất 1.360 tỷ đồng; tiền sử dụng đất 48.522 tỷ đồng và tiền thuê đất (2.988 tỷ đồng), đóng góp từ đất đai vào ngân sách chạm mốc 10%.

Ông đề xuất là phải nâng giá thuê đất, tính giá thuê đất từ giá quy định sang giá thị trường tăng từ 2 - 4 lần, tăng tỷ lệ thuê đất lên từ 5 - 6 lần. Việc nâng giá thuê đất đảm bảo 3 mục tiêu là khẳng định tầm quan trọng của yếu tố đất đai (nguồn tài nguyên có hạn), quyền định đoạt trong tay nhà nước và việc sử dụng đất sẽ tiết kiệm hơn.

Ông cho rằng, thời điểm hiện tại, việc nâng giá đất đang bị hạn chế do các DN thuê đất gặp nhiều khó khăn nhưng sẽ là phương án lâu dài cần tính đến.

Đổi đất lấy hạ tầng

Theo GS Đặng Hùng Võ, pháp luật trước năm 2000 có quy định vấn đề “đổi đất lấy hạ tầng” nhưng đến năm 2003, cơ chế này đã bị bỏ. Ông Võ cho rằng, trên thực tế, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” có bản chất là “hàng đổi hàng”, nên để rõ ràng minh bạch cả hai hàng hóa này phải được định giá phù hợp giá thị trường trước khi đem đổi. Cơ chế này có nhiều ưu điểm đối với các nước còn nghèo như Việt Nam và cũng là một cách vốn hóa đất đai hiệu quả. Điển hình là kết quả thực hiện tại Bà Rịa - Vũng Tàu rút ngắn quãng đường 45 năm và có một hạ tầng hiện đại.

Tuy nhiên hiện nay, cơ chế này đã được biến thể sang cơ chế BT (xây dựng - chuyển giao) mà Nhà nước trả cho nhà đầu tư bằng đất. Do đó, theo GS Đặng Hùng Võ, việc loại bỏ một cơ chế khỏi pháp luật khi mà cơ chế đó đang có sức sống trên thực tế là điều không nên và cần hoàn thiện để tránh tiêu cực.

Nguồn thu từ không gian chiều cao của đô thị

TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng, Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng cho rằng: Giá trị đất của đô thị rất cao. Cao không chỉ ở giới hạn mặt đất mà còn phải tính cả giá trị không gian chiều cao.

Đó là không gian chung của đô thị mà tại Việt Nam, giá trị này đang bị bỏ phí trong khi tại một số nước trên thế giới, phí này được gọi là phí phát triển đô thị hay còn gọi là phí phát triển hạ tầng. Ví dụ như một mảnh đất có ngôi nhà 2 tầng, chủ đầu tư mua lại, đập ngôi nhà đó đi và xây lên một toà nhà 20 tầng để kinh doanh mặt bằng và bán chung cư. Như vậy 18 tầng không gian chung của đô thị đã chiếm dụng mà không có một nguồn thu đóng góp nào cho quỹ phát triển xã hội. Với tốc độ xây dựng đô thị như hiện nay, các nhà quản lý chưa có cơ chế nào để đánh thuế không gian là điều cần phải nghiên cứu sớm và tìm cách đưa vào thực hiện áp dụng càng nhanh càng tốt.

Bên cạnh đó, ông Liêm cũng mạnh dạn đề nghị cần thành lập TCty Đất Việt Nam học tập theo mô hình Hàn Quốc để nâng tính chuyên nghiệp, có đủ tầm để vay tiền cho các nhiệm vụ quan trọng của mình.

Ninh Toàn

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

  • Vĩnh Phúc: Công khai hơn 100 doanh nghiệp “chây ỳ” nộp thuế

    (Xây dựng) - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai danh sách 106 trường hợp “chây ỳ” nộp thuế, nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước (tính đến ngày 31/7/2024) với tổng số tiền hơn 560 tỷ 517 triệu đồng.

  • Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm

    (Xây dựng) – Nhiều đơn vị đang chuẩn bị triển khai các gói thầu từ nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 và các nguồn vốn sự nghiệp khác.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load