Chứng khoán châu Á khởi đầu chậm chạp trong phiên sáng 3/5, trong khi giá vàng châu Á giảm khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao còn Giá dầu châu Á tăng cao do lo ngại căng thẳng ở Trung Đông.
Bảng điện tử niêm yết chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN) |
Thị trường chứng khoán châu Á khởi đầu chậm chạp trong phiên sáng 3/5, trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đại lục và Nhật Bản nghỉ lễ khiến lượng giao dịch giảm sút và giới đầu tư chờ đợi các số liệu kinh tế trong tuần này sẽ cho thấy nền kinh tế Mỹ dẫn đầu sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI không đổi sau khi sụt giảm nhẹ trong phiên trước đó.
Phiên này, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 64,97 điểm (0,23%), xuống 28.659,91 điểm. Hòa chung xu hướng đi xuống, chỉ số chứng khoán tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI) giảm 5,07 điểm ( 0,16%) xuống 3.142,79 điểm sau khi trường giao dịch mở cửa.
Giá vàng châu Á giảm khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao
Giá vàng châu Á phiên 3/5 tăng cao, nhờ đồng USD tỏ ra yên ắng trước thời điểm Mỹ công bố một loạt số liệu kinh tế. Trong khi đó giá palladium, kim loại được sử dụng làm chất xúc tác trong ngành ô tô, tăng nhẹ sau khi vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce trong phiên trước do lo ngại nguồn cung thiếu hụt.
Trong phiên sáng nay, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.770,66 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,2% lên 1.770,30 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay đứng ở mức 25,90 USD/ounce, giá bạch kim giao ngay tăng 0,3% lên 1.202,17 USD/ounce. Trong khi đó, giá palladium tăng 0,3% lên 2.944,19 USD/ounce sau khi tăng vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce lên 3.007,73 USD/ounce trong phiên trước đó.
Giá dầu châu Á tăng cao do lo ngại căng thẳng ở Trung Đông
Giá dầu châu Á trong phiên sáng 3/5 giảm, trong bối cảnh mức độ thảm khốc của làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai ở Ấn Độ làm chậm tiến trình phục hồi nhu cầu năng lượng của khu vực dù giới đầu tư lạc quan về sự phục hồi nhu cầu tại các nước phát triển và Trung Quốc trong giai đoạn sáu tháng cuối năm nay.
(Ảnh: IRNA/TTXVN) |
Phiên này, giá dầu Brent giao tháng Bảy giảm 15 xu Mỹ (0,2%) xuống 66,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Sáu cũng giảm 10 xu Mỹ (0,2%) xuống 63,48 USD/thùng.
Số liệu sơ bộ cho thấy các hạn chế cấp nhà nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 ở Ấn Độ khiến doanh số bán nhiên liệu tại quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới giảm trong tháng Tư.
Các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của hãng tin Reuters dự báo giá dầu Brent sẽ ở đạt trung bình 64,17 USD/thùng, tăng so với mức dự báo 63,12 USD/thùng của tháng trước./.
Theo Q.Chung (TTXVN/Vietnam+)
Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/gia-vang-chay-nguoc-chieu-voi-gia-dau-chung-khoan-it-bien-dong/710169.vnp