Chủ nhật 08/12/2024 22:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Giá trị tâm linh và truyền thống chùa Yên Phú

10:54 | 20/07/2014

(Xây dựng) – Chùa Yên Phú cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách thống trị của bọn thực dân phong kiến phương Bắc.


Toàn cảnh chùa Yên Phú, nhìn từ bên ngoài.

Chùa tọa lạc trên một khu đất thuộc xóm Dưới, thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Chúng ta thường thấy các ngôi chùa Việt, ngoài thờ Phật, còn thờ nhiều vị thần của các tôn giáo khác và các hình thức tín ngưỡng bản địa diễn ra phổ biến ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Nhưng việc ni sư Phương Dung cùng hai vị con nuôi còn được thờ ở đình làng Yên Phú đặt ra một số vấn đề khá thú vị về mặt tôn giáo học.

Truyền thuyết ly kỳ gắn liền với lịch sử dân tộc

Đến với chùa Yên Phú vào một ngày cuối tuần, chúng tôi không khỏi bồi hồi khi nghe những cụ già ở đây kể về sự tích chùa làng họ: Ngày xưa, vào thời Bà Trưng đánh Tô Định, có một nhà sư nữ tên là Phương Dung đến trụ trì tại chùa Thanh Vân (nay là chùa Yên Phú).

Sau một năm tu hành niệm Phật, thì vào một đêm, Phương Dung được Thiên thần báo mộng rằng: Sẽ có hai vị Thủy thần xuất thế làm người. Sáng hôm sau Phương Dung đi qua miếu thấy hai quả trứng rất dài, bà liền lượm lấy mang về chùa.

Bỗng hai tiếng nổ to tung trời làm rung chuyển mặt đất, trứng nở ra hai chàng trai đầu người thân rắn, da có vảy, tướng mạo oai nghiêm lẫm liệt. Khi ấy, Phương Dung mới hiểu đó là Thủy thần xuất thế.

Cả làng nghe tin kéo nhau đến chùa thì hai Thủy thần tự xưng với mọi người: Họ nhận lệnh xuất thế xuống trần giúp nước, người anh là Trung Vũ, người em là Đài Liệu.

Hai người được bà Phương Dung nuôi dưỡng, cho ăn học. Họ học giỏi văn chương, tinh thông võ lược nên tình mẫu tử ngày càng gắn bó thân thiết.

Năm ấy, trời làm đại hạn, cây cỏ lúa mạ đều cháy rụi, hai người bảo nhân dân sắm lễ để cầu mưa, khấn bái một hồi trời bỗng tối mịt mù, phong ba bão táp nổi lên, sấm chớp đùng đùng, mưa như thác đổ. Năm đó được mùa, nhân dân vui mừng khôn xiết, xóm làng an cư lạc nghiệp.

Thủa ấy, vua Hán sai Tô Định thường đến quấy nhiễu xâm lấn bờ cõi nước ta, Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, truyền hịch bốn phương kêu gọi anh tài hào kiệt ra sức giết giặc cứu nước.

Bà Phương Dung cùng hai con bàn định hưởng đầu quân cho Bà Trưng. Ngay trong một ngày, họ đã chiêu mộ được mấy ngàn binh lính, rồi truyền lấy hai mươi lăm tráng đinh của trang Yên Phú cho làm gia thần giúp việc.


Hình ảnh Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

Cùng ngày, bà Phương Dung cùng hai tướng lệnh cho quân sĩ lên đường nguyện đứng dưới cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giết giặc cứu nước. Bà Trưng cho hai anh em là Tả, Hữu Tướng quân và chia đường đi diệt giặc Tô Định.

Đánh giặc tan, Bà Trưng lên ngôi vua. Vua ban tước lệnh đại thưởng tướng sĩ có công, cho ba mẹ con Phương Dung về thăm quê (Yên Phú), sai dân sửa sang chùa miếu. Vua ban 300 mẫu ruộng, miễn tạp dịch cho dân Yên Phú.

Còn theo truyền thuyết, sau khi Trung Vũ và Đài Liệu mất, có một năm đê lớn vỡ, nước lũ tràn về, dân lo sợ cầu cứu. Hai ông hiển linh thành hai con đê ngăn lũ. Dân hộ đê vô tình cuốc đứt đuôi một chàng, nên có tên là “Chàng Cụt”.

Tương truyền về Chàng Cụt, Chàng Dài có từ đấy, tất cả các di tích của hai Chàng vẫn còn dấu vết in trên sông “Tô Lịch nhỏ” mãi đến ngày nay.

Giá trị truyền thống còn mãi với thời gian

Truyền thuyết bao giờ cũng là sự hội nhập của nhiều thành tố xuyên thời gian. Những truyền thuyết về Hai Bà Trưng, không được sử sách ghi chép lại càng được thần thánh hóa.

Bởi lẽ, việc thờ anh hùng văn hóa là nét đẹp chung của nhân loại. Nhưng việc thờ anh hùng dân tộc là một nét đẹp riêng của dân tộc Việt Nam.

Song với thời gian đắp đổi, tín ngưỡng đa thần truyền thống của người Việt còn thờ nhà sư Phương Dung với một ý nghĩa tâm linh khác. Bà không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là một vị thần linh bảo trợ cuộc sống yên bình của dân làng Yên Phú.

Về điều này, thần tích Yên Phú có ghi rõ:… “từ đó về sau, các thần nhiều lần hiển ứng rõ ràng trong khoảng 324 năm vào các thời cuộc Đông Hán, Ngô, Tề, Lương. Đến Nam bang ta, bốn dòng họ Đinh, Lê, Lý, Trần mở cơ đồ, qua các thời đại thường thần thông biến hóa, hiển hữu anh linh, che chở cho đất nước…”.

Điều làm nên giá trị lớn nhất có lẽ là bà Phương Dung như một người đặt nền tảng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Trong lịch sử, tinh thần bất khuất ấy không chỉ được thể hiện qua câu nói bất hủ của Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá kình ở biển đông, quét sạch bờ cõi, cứu muôn dân ra khỏi cơn đắm đuối, chứ không bắt chước người đời, cúi đầu khom lưng đi làm tì thiếp người ta”.

Mà còn thể hiện rất rõ nét qua những áng hùng văn chương Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, với những khẳng định “Sông núi nước Nam vua Nam ở”… Cho tới nay, tinh thần bất khuất ấy vẫn thường trực trong lòng mỗi người dân Việt và trở thành truyền thống muôn đời.

Nối tiếp trang sử hào hùng của địa phương, mà khởi nguồn là sự kiện của nhà sư Phương Dung và hai người con là Trung Vũ, Đài Liệu cùng 25 thanh niên trong làng tham gia vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhân dân Yên Phú trong các giai đoạn sau này luôn tích cực tham gia các hoạt động yêu nước, chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc.

Năm 1789, Yên Phú là nơi nghĩa quân Tây Sơn tập kết đánh đồn Ngọc Hồi, làm bàn đạp để tiến thẳng vào đánh tan 29 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân thôn Yên Phú cũng đóng góp đáng kể sức người, sức của, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Lời kết

Trước những giá trị về mặt tâm linh cũng như ý nghĩa cao cả của chùa Yên Phú, ngay sau khi nước nhà hoàn toàn giải phóng, để ghi nhận công lao đóng góp to lớn của chùa đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước và giải phóng dân tộc.


Hoa sen nở trong khuôn viên chùa Yên Phú, biểu tượng văn hóa tâm linh trong Phật giáo.

Ngày 22/3/1988, Chùa Yên Phú đã được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất,  Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nông Quốc Trấn cũng chính thức trao quyết định công nhận chùa Yên Phú là di tích lịch sử cần được bảo tồn để gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống.


Hai bậc thềm đá, nơi dẫn vào Nhà Tổ của chùa Yên Phú.


Không gian xanh bên trong chùa.


Hành lang tầng hai, nơi dẫn vào Tam Bảo của chùa Yên Phú.

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa Yên Phú đã qua một cuộc trùng tu lớn để kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Chùa không những trở thành một nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho các Phật tử mà còn là một địa chỉ du lịch quan trọng phía Nam thủ đô Hà Nội.

Việt Khoa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Gia Lai xây dựng cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe hướng đến bảo tồn văn hóa dân tộc

    (Xây dựng) - Tỉnh Gia Lai đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm phát triển của khu vực Bắc Tây Nguyên, với tầm nhìn trở thành "Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe". Đây là một chiến lược dài hạn kết hợp giữa phát triển kinh tế xanh, bảo tồn thiên nhiên và duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương.

    21:56 | 30/11/2024
  • Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

    Ngôi nhà trăm mái do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế trước đây là nơi làm việc của Sở Tài chính Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý sử dụng làm trụ sở Bộ Ngoại giao.

    09:26 | 30/11/2024
  • Ninh Bình: Triển khai kế hoạch xây dựng Đề án tu bổ, chống xuống cấp di tích lịch sử

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 25/11/2024 về nghiên cứu khả thi xây dựng Đề án tu bổ, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025 – 2030.

    21:22 | 29/11/2024
  • Bảo tồn những tiềm năng vốn có và các giá trị bản địa khu vực Làng đá cổ

    (Xây dựng) – Tại Lễ trao giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 năm nay, sinh viên Phan Thị Thu Trúc, trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc giành được giải Nhất. Dưới sự hướng dẫn của TS.KTS Phạm Thị Ái Thủy, Trúc đã mang đến một thiết kế kiến trúc rất đặc biệt tại khu vực Làng đá cổ Bản Gun – Khuổi Ky tại tỉnh Cao Bằng.

    15:07 | 29/11/2024
  • Phê duyệt Quy hoạch trung tâm bán đảo Quảng An, Hà Nội sẽ có nhà hát tầm cỡ thế giới cạnh hồ Tây

    (Xây dựng) - Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 vừa được UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt ngày 26/11, Nhà hát Opera Hà Nội do kiến trúc sư số 1 thế giới Renzo Piano thiết kế, được xem là một dự án trọng điểm góp phần nâng tầm vị thế thủ đô.

    14:25 | 29/11/2024
  • Hà Nội: Xếp hạng 7 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

    (Xây dựng) – Ngày 28/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Quyết định số 6162/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    09:44 | 29/11/2024
  • Về Long An hòa mình trong “Khát vọng sông Vàm”

    (Xây dựng) - Tối 28/11, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 chủ đề “Khát vọng sông Vàm” sẽ chính thức khai mạc. Tuần lễ bao gồm chuỗi hoạt động phong phú, hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị…

    22:18 | 28/11/2024
  • Tu Mơ Rông (Kon Tum): Bảo tồn và phát huy văn hóa độc đáo của người Xơ Đăng qua Hội thi Cồng chiêng, Xoang Xơ Đăng

    (Xây dựng) - Ngày 28/11, tại Quảng trường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức khai mạc Hội thi Cồng chiêng, Xoang của đồng bào dân tộc Xơ Đăng lần thứ II. Sự kiện kéo dài 2 ngày, từ ngày 28-29/11, là một trong năm hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đồng thời kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Tu Mơ Rông.

    22:11 | 28/11/2024
  • Bến Vũng Rô – Biểu tượng của ý chí và khát vọng đấu tranh của dân tộc Việt Nam

    (Xây dựng) - Vũng Rô - một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc Việt Nam, là hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước của dân tộc ta.

    21:59 | 28/11/2024
  • Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

    (Xây dựng) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, diễn ra từ ngày 27-30/11 tại thành phố Hà Tĩnh.

    11:13 | 28/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load