Thứ sáu 27/09/2024 10:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Gia Lâm (Hà Nội): Khu di tích Đình - Đền - Chùa Kiêu Kỵ đang bị xuống cấp nghiêm trọng

20:00 | 10/05/2019

(Xây dựng) – Cụm di tích Đình - Đền - Chùa Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá; trải qua nhiều biến cố của lịch sử và thời gian, khu di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, xung quanh không gian di tích đang có công trình xây dựng quy mô lớn, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và những giá trị kiến trúc lịch sử của cụm di tích này.


Cổng Tam quan trong cụm Di tích Đình - Đền - Chùa Kiêu Kỵ.

Đình – Đền – Chùa Kiêu Kỵ tọa lạc tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm. Kiêu Kỵ  còn có tên nôm là Cầu Cậy. Vốn là Thái ấp nhà Trần ban cho Nguyễn Chế Nghĩa (thế kỷ XIII) – Tùy tướng của Phạm Ngũ Lão. Trước năm 1945 là xã Kiêu Kỵ, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Sau là thôn thuộc xã Tân Hưng. Năm 1965 đổi lại là xã Kiêu Kỵ. Làng thờ nàng Quốc, tướng của Hai Bà Trưng và Nguyễn Chế Nghĩa. Cuối thế kỷ XIX có trường chữ Nho của Nguyễn Quý Trị gọi là tràng Kiêu Kỵ.  Kiêu Kỵ là làng cổ có 2 nghề thủ công truyền thống là dát vàng và làm mực Nho bằng keo da trâu. Nơi đây cũng là nơi đang thờ bài vị của Tổ nghề dát vàng bạc – Tiến sĩ Nguyễn Đức Trinh. Ông làm đến chức Binh bộ Tả thị lang trực học sĩ. Trong một lần đi sứ Trung Quốc, ông đã học được ở Yên Kinh nghề dát vàng, bạc, còn gọi là nghề làm bạc quỳ, vàng quỳ đem về truyền lại cho dân làng. Đây là một nghề độc đáo, truyền thống nổi tiếng của người Kiêu Kỵ.


Một phần của công trình tôn tạo chùa Kiêu Kỵ vẫn chưa được hoàn thành.

Nghệ thuật kiến trúc của khu Di tích Đình – Đền – Chùa Kiêu Kỵ vừa giản dị, khoáng đạt, vừa mang tính chất dân tộc đậm đà. Đặc biệt, các di vật trong Đình, Đền hiện còn 32 đạo sắc phong, sớm nhất là sắc Đức Long 1, đời Lê Thần Tông (1629), 3 cỗ kiệu bát cống mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVIII, XIX, khám thờ, sập thờ, hương án, hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ tự khác…Đình - Đền - Chùa Kiêu Kỵ đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá năm 1996.

Vào năm 2017-2018, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi chùa, Trụ trì chùa cùng chính quyền địa phương, nhân dân xã Kiêu Kỵ và khách thập phương đã quyên góp xây dựng, tu tạo phần thờ Tam Bảo tương đối khang trang với kinh phí gần 10 tỷ đồng.

Theo sư trụ trì Thích Đàm Khuê cho biết: Mới đây nhà Chùa vừa phải cho phá dỡ hoàn toàn khu vực nhà thờ Tổ do một phần mái và tường của công trình này bị sập trong một trận mưa lớn đầu năm 2019. Ngoài ra, hiện nay phần mái và tường của gian thời Mẫu và gian phòng khách đã bị xô lệch, nứt, vỡ. Để đảm bảo an toàn, tránh bị đổ sập nhà Chùa tạm thời cho gia cố lại.


Khu vực bãi đất trống này trước kia là nhà thờ Tổ của ngôi Chùa.

Mặc dù Chùa Kiêu Kỵ có nhiều giá trị lịch sử và văn hóa; tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức trong việc trùng tu, sửa chữa nên nhiều năm qua nên việc xây dựng cổng Tam quan vẫn chưa được hoàn thiện. Điều này đã vô tình khiến ngôi chùa càng thêm phần nhếch nhác hơn. Không chỉ có chùa Kiêu Kỵ mà quần thể Đền và Đình bên cạnh cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.  


Nhà Chùa đã cho gia cố lại nhiều hạng mục nhằm đảm bảo an toàn.


Lán trại của công nhân nằm ngay sát khuôn viên di tích ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của nơi thờ tự.


Công trường công trình khu đô thị lớn đang thi công ngay sát khu di tích.


Nơi thờ tự tôn nghiêm giờ đang nằm lọt giữa một đại công trường rộng lớn.

Ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng là cảnh tượng xập xệ, chắp ghép của quần thể di tích đang bị xuống cấp hàng ngày, hiện nay xung quanh Chùa là một đại công trình xây dựng, xung quanh khu di tích không có tường rào ngăn cách nên ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của nơi thờ tự. Điều đáng nói, công trình xây dựng đang được thi công ngay sát vách tường chùa Kiêu Kỵ, nếu không sớm có biện pháp thì sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị kiến trúc của các công trình trong khu di tích này.


Không được tu bổ thường xuyên, hiện di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Tuyết Hạnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load