(Xây dựng) - Thời gian qua, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã kiểm tra hiện trạng các di tích trên địa bàn và chỉ đạo UBND các xã thị trấn thực hiện tôn tạo, tu bổ di tích theo đúng quy định. Năm 2018, huyện đã triển khai thực hiện 03 dự án tu bổ tôn tạo đình Trân Tảo, đình Thuận Tốn, đình Chử Xá với tổng kinh phí từ ngân sách là gần 60 tỷ đồng.
Đình Thôn Trung, Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội mới được tu tạo.
Theo đó, huyện cũng đã khánh thành và đưa vào sử dụng di tích chùa Linh Nhân Tư Phúc, xã Đương Xá giai đoạn 1 bằng nguồn vốn xã hội hóa trên 25 triệu đồng. Đồng thời, rà soát đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn tu bổ, tôn tạo 41 dự án (47 di tích). Trong đó, Ban quản lý dự án huyện đầu tư và xây dựng làm chủ đầu tư 25 dự án, UBND các xã thị trấn làm chủ đầu tư 16 dự án.
Bà Phùng Thị Hoài Hương - Trưởng phòng Văn hóa huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết về những khó khăn trong việc thực hiện tu tạo các di tích trên địa bàn huyện: “Di tích trên địa bàn huyện nhiều, tổng số 318 di tích, lâu rồi lại chưa được trùng tu tôn tạo nên cũng nhiều công trình bị xuống cấp, mà nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước lại có giới hạn.
Với tổng số 47 di tích nêu trên, sẽ cần nguồn kinh phí khoảng 600 - 700 tỷ đồng, trong đó 2/3 số kinh phí thực hiện xã hội hóa, 1/3 từ nguồn ngân sách huyện dành để đầu tư vào việc tu tạo đình, nghè, miếu, đền các di tích đã được xếp hạng.
Với các chùa thì có sư trụ trì sẽ đề nghị phối kết hợp, huy động các nguồn lực để thực hiện hoàn thành việc tu tạo. Bên cạnh đó quy trình thực hiện thủ tục để tu tạo lại cũng cần nhiều thời gian, nhiều công đoạn”.
Khánh Huyền
Theo