Thứ ba 08/10/2024 04:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Gia đình thợ mỏ, làng mỏ - Đặc trưng văn hoá của Quảng Ninh

10:19 | 25/06/2017

Từ thời Pháp thuộc, Vùng mỏ đã có rất nhiều người từ các tỉnh khác đến làm phu, rồi họ ở lại sinh cơ lập nghiệp, đến nay đã nhiều thế hệ. Quảng Ninh vô hình trung trở thành nơi hội tụ văn hoá của nhiều vùng miền. Và kiểu gia đình thợ mỏ là một đặc trưng văn hoá ở Quảng Ninh.


Phố mỏ Cẩm Thạch (TP Cẩm Phả) nhìn từ trên cao.

Từ Đông Triều qua Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long đến Cẩm Phả, các mỏ than nối tiếp nhau tạo ra sự quần tụ công nhân mỏ với nhau. Bởi thế gia đình thợ mỏ là nơi hội tụ lưu giữ các giá trị văn hoá vùng miền và tạo thành kết cấu làng xã mới trên đất mỏ. Ở đó, hình thành những xóm thợ hay làng mỏ, như: Làng mỏ Cao Sơn, Mông Dương, xóm thợ Mạo Khê, Hà Lầm .v.v.. Từ những năm đầu của thập kỷ 90 ở thế kỷ trước, người ta đã nhắc nhiều đến làng mỏ Cao Sơn. Mỏ Cao Sơn được thành lập năm 1974 nhưng phải sau 6 năm mới ra tấn than đầu tiên. Tuy nhiên, công nhân thì bám trụ từ ngày đầu ở dãy nhà cấp bốn tập thể. Năm 1986, lãnh đạo và thợ mỏ Cao Sơn đã thống nhất lấn biển xây dựng làng mỏ Cao Sơn. Giờ đây, làng mỏ Cao Sơn đã thành 3 khu dân cư, với gần một nghìn gia đình, chiếm khoảng 1/5 dân số phường Cẩm Sơn (TP Cẩm Phả). Không chỉ Than Cao Sơn, những năm gần đây, các đơn vị ngành Than, như: Than Dương Huy, Than Quang Hanh, Than Hạ Long, Than Nam Mẫu, Than Vàng Danh, Than Mạo Khê... đã đầu tư xây dựng những khu chung cư dành riêng cho công nhân rất khang trang.

Trong các làng mỏ, xóm thợ, nhiều gia đình thợ mỏ từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng .v.v. ra lập nghiệp và gắn kết với nhau như anh em một nhà. Mỗi gia đình thợ mỏ dù không cùng làm việc trong một mỏ, nhưng họ hiểu công việc, hoàn cảnh của nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Trong cuộc Tổng đình công năm 1936, hàng vạn thợ mỏ đã đứng lên đình công vì yêu thương nhau, vì khối đại đoàn kết của những gia đình thợ mỏ. Khi hoà bình, người thợ được làm chủ mỏ thì văn hoá gia đình thợ mỏ có điều kiện phát triển.

Gia đình thợ mỏ ở Quảng Ninh hiện nay chủ yếu là gia đình 3 thế hệ, một số gia đình ở chung với nhau thành kiểu “tam đại đồng đường”, rất hiếm kiểu “tứ đại đồng đường” như gia đình ông Châu Văn Long và bà Nguyễn Thanh Thuỷ ở phường Cửa Ông (TP Cẩm Phả). Có gia đình như gia đình cụ Phạm Thị Mai ở phường Cẩm Thành (TP Cẩm Phả) có đến 5 thế hệ công tác trong ngành Than. Kiểu gia đình có 3 thế hệ đều công tác trong các đơn vị của ngành Than thì còn nhiều hơn, như: Gia đình ông Mai Hữu Phần ở phường Cẩm Bình, ông Nguyễn Đức Ứng ở phường Cẩm Phú (TP Cẩm Phả); gia đình anh Trần Văn Hải ở phường Hà Lầm, gia đình cụ Phạm Văn Doãn ở phường Bạch Đằng (TP Hạ Long), gia đình ông Đỗ Văn Quang ở phường Vàng Danh (TP Uông Bí).v.v.. Tuy nhiên, theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, trong thực tế khái niệm gia đình truyền thống (3 thế hệ trở lên) ở Quảng Ninh còn không nhiều, phần lớn là gia đình cơ bản hay gia đình hạt nhân (2 thế hệ). Do đời sống ca kíp nên công nhân mỏ đến bữa cơm gia đình hàng ngày nhiều người cũng khó có thể sum họp. Nhiều gia đình đã quen với cảnh người nọ hết ca về nhà thì người kia vào ca mới. Có những gia đình hai bố con làm cùng mỏ nhưng khác ca, người vợ làm phụ trợ hoặc làm hành chính. Có khi ở trong cùng một mái nhà nhưng cả tuần có những người không nhìn thấy mặt nhau.

Tuy nhiên, không vì đời sống ca kíp bận rộn mà văn hoá gia đình bị phá vỡ. Thậm chí các gia đình thợ mỏ hiện nay còn thể hiện sự hoà trộn, giao thoa văn hoá nhiều vùng miền với văn hoá bản địa tạo nên văn hoá cộng đồng của cư dân Vùng mỏ.

Ông Đoàn Văn Kiển, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nhìn nhận: Người thợ mỏ sống với nhau rất cởi mở, giao thoa tụ hội vùng miền. Văn hoá Quảng Ninh khác ở Thái Bình, Nam Định mặc dù thợ mỏ ở đây trước kia nhiều người đi ra từ đất ấy. Nhưng vùng đất mới đã rèn luyện con người, con người phải hoà nhập vào Vùng mỏ này để tạo ra những nét văn hoá mới...

Còn Tiến sĩ khoa học Đoàn Hương, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đánh giá: Gia đình thợ mỏ Quảng Ninh là kiểu gia đình mẫu mực trong cả nước. Tuy nếp sống ca kíp của công nhân mỏ có mệt nhọc, nhưng chính nếp sống hiện đại đã có tác động tốt chứ không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống công nhân. Vì sao ư, vì nó đã thay đổi tư duy người công nhân theo hướng tích cực. Và đây cũng là nền tảng để giáo dục con cái đi tiếp con đường của mình.

Theo Phạm Học/baoquangninh.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load