Thứ bảy 18/01/2025 05:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

‘Gắn thẻ’ xanh, vàng, đỏ cho doanh nghiệp

17:02 | 30/09/2017

Quản lý Nhà nước theo nguyên tắc rủi ro chính là động lực cho các DN tuân thủ pháp luật. DN nào tuân thủ tốt sẽ bị kiểm tra giám sát ít đi, chi phí tuân thủ về dài hạn cũng giảm dần.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang rốt ráo chỉ đạo, thực hiện các biện pháp cắt giảm, xoá bỏ điều kiện kinh doanh (ĐKKD) bất hợp lý… Tuy nhiên, việc này không có nghĩa là buông lỏng quản lý, mà chỉ là thay đổi phương thức quản lý, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tuy nhiên, cách thức hậu kiểm như thế nào để đạt hiệu quả, chống lãng phí?


Ông Phan Đức Hiếu.

Lãng phí quá nhiều nguồn lực...

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chúng ta không có đủ nguồn lực nhất là nhân lực để giám sát hoạt động cũng như kiểm tra tất cả các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Hơn nữa, từ câu chuyện kiểm tra chuyên ngành cho thấy, ngay cả khi kiểm tra 100% các lô hàng, tốn chi phí, thời gian vô cùng lớn nhưng nếu chỉ làm thủ tục giấy tờ là chính thì rốt cuộc số trường hợp phát hiện được chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. “Chúng ta đang lãng phí quá nhiều để thu về một kết quả không tương xứng”, ông nói.

Chính vì vậy, ông Phan Đức Hiếu cho rằng cơ quan Nhà nước phải thay đổi cách làm cũ sang phương thức quản lý mới theo nguyên tắc rủi ro, theo đúng yêu cầu của Chính phủ. Phân loại DN thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau và tương ứng có những công cụ, cách thức quản lý phù hợp.

Với nhóm DN có nguy cơ rủi ro cao thì thậm chí có thể tập trung tiền kiểm 100% vì lợi ích của xã hội và vì nhu cầu quản lý, còn đối với những DN có lịch sử tốt hoặc có nguy cơ gây rủi ro rất thấp, không cần phải giám sát quá chặt chẽ.

Hiện thuế và hải quan là hai cơ quan đang khá tích cực áp dụng phương thức quản lý này. Hải quan đã xây dựng một bộ tiêu chí riêng để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của DN, từ đó phân DN thành cách luồng: Xanh, vàng và đỏ.

Những DN luồng xanh có thể cho thông quan ngay, nhưng với với DN luồng vàng-nằm ở gianh giới giữa tốt và chưa tốt, cơ quan hải quan sẽ đặt mục tiêu kiểm soát ở mức cao hơn, có thể kiểm tra ngẫu nhiên một số lô hàng và cho thông quan phần lớn các trường hợp. Còn đối với DN bị xếp luồng đỏ thì buộc phải tiền kiểm, kiểm tra hết những hàng hóa của DN trước khi cho thông quan.

Thuế vừa rồi cũng đã xây dựng xong và bắt đầu vận hành hệ thống quản lý theo nguyên tắc rủi ro. Hệ thống chỉ số được xây dựng dựa theo lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế của các DN, sau quá trình đánh giá, phân loại theo mức độ rủi ro cơ quan thuế sẽ có cơ sở ra quyết định có thanh tra thuế hay không.

“Nếu không có nguyên tắc đó thì 1 năm, trong số 600.000 DN, sắp tới là 1 triệu, 2 triệu, thậm chí là 5 triệu DN thì biết kiểm tra ai? Nếu thực hiện đầy đủ theo tiền kiểm, tất cả cán bộ thuế đi kiểm tra toàn bộ DN thì đó là một sự lãng phí không chỉ cho Nhà nước mà còn lãng phí thời gian của DN, chưa kể đó là một việc bất khả thi”, ông Hiếu nhận định.

Một tác động tích cực dễ thấy của việc quản lý theo nguyên tắc rủi ro là động lực cho các DN tuân thủ pháp luật. DN nào tuân thủ tốt thì sẽ có lợi, sự kiểm tra giám sát ít đi, chi phí tuân thủ về dài hạn cũng giảm dần và như vậy DN cũng cũng cảm thấy được tôn trọng, được ghi nhận khi làm tốt.

Như vậy, sẽ “lợi cả đôi đường” cho DN và cơ quan quản lý.

Cần quyết tâm thay đổi

Ông Phan Đức Hiếu chia sẻ, ngoài thuế và hải quan, khái niệm về quản lý rủi ro vẫn khá mới mẻ với phần lớn các cơ quan Nhà nước. Nhưng thực chất, những kiến thức để xây dựng một hệ thống quản lý theo nguyên tắc này là không khó, hoàn toàn các bộ, ngành có thể xây dựng các bộ tiêu chí, các công cụ để thu thập thông tin, công cụ phân tích đánh giá phân loại các nhóm đối tượng để từ đó có phương pháp quản lý, giám sát, hoặc hỗ trợ DN một cách tích cực và chủ động.

Tuy vậy, quản lý rủi ro đòi hỏi các bộ, ngành phải có một hệ thống thông tin rất tốt về các đối tượng thuộc sự giám sát, quản lý của mình và những thông tin này không chỉ đơn giản là thông tin “chết”, mà phải được thu thập, cập nhật, xử lý, phân tích thường xuyên.

Bên cạnh đó, với từng nhóm đối tượng, cơ quan quản lý phải có những công cụ, cách thức quản lý, giám sát riêng, phù hợp để vừa bảo đảm không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhưng vẫn phải đạt được mục tiêu quản lý Nhà nước.

Trong đó, Nhà nước nên khuyến khích DN công khai hóa tiêu chuẩn sản phẩm do họ tự xây dựng, hoặc nghiên cứu để áp dụng và chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình.

“Nếu các bộ ngành mong muốn làm việc này thì tôi cho rằng có đủ chuyên gia ở Việt Nam có thể tư vấn xây dựng, thiết kế, vận hành một hệ thống quản lý theo nguyên tắc rủi ro để thay thế dần cho nguyên tắc tiền kiểm”, ông Hiếu cho biết.

Mọi thứ rào cản này hoàn toàn có thể vượt qua, nếu như thực sự các bộ, đặc biệt là người đứng đầu bộ có quyết tâm và cam kết mạnh mẽ. Ông Phan Đức Hiếu cho rằng cải cách về ĐKKD là một ví dụ, mười mấy năm chúng ta loay hoay mãi trong việc cải cách nhưng Bộ Công Thương với sự cam kết rất mạnh mẽ của Bộ trưởng chỉ trong vòng 1 tháng đã làm được với kết quả ban đầu rất đáng hoan nghênh.

Điều đó chứng minh chuyển đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lý Nhà nước, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm không khó, quan trọng là có dám thay đổi chính mình hay không, ông Hiếu nhấn mạnh.

Theo Thu Hương/BaoChinhphu.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Trị: Cấp nhiều quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

    (Xây dựng) - Năm 2024, cùng với việc tổ chức rà soát các dự án đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, các dự án trọng điểm để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thực hiện đảm bảo tiến độ, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã tiến hành cấp 5 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư là 2.902 tỷ đồng.

    11:32 | 17/01/2025
  • Hai nhà đầu tư quốc tế lớn “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Chủ tịch Quỹ đầu tư Finance Suisse và Chủ tịch Công ty Palmer Johnson, đơn vị hàng đầu thế giới về sản xuất siêu du thuyền có trụ sở tại Monaco đã đến thăm và khảo sát tại Bình Định. Chuyến thăm đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực đưa Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch siêu sang trọng tại khu vực và trên toàn thế giới.

    11:30 | 17/01/2025
  • Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

    (Xây dựng) – Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành Công Thương đã chủ động, sáng tạo, đột phát góp phần vào tăng trưởng kinh tế của cả nước với nhiều kết quả ngoạn mục. Phát huy thành tựu của năm 2024, năm 2025 là năm toàn ngành Công Thương quyết tâm tăng tốc bứt phá để góp phần hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

    11:09 | 17/01/2025
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh phát động thi đua, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 16/1, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị phát động phong trào thi đua “Hành động đổi mới - Vượt khó mọi nhiệm vụ” thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2025, đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

    11:03 | 17/01/2025
  • Thái Bình: Đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp vượt mốc 1.000 doanh nghiệp mới thành lập

    (Xây dựng) – Sáng 16/1, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2025 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

    10:42 | 17/01/2025
  • Đấu thầu qua mạng: Cơ hội và thách thức trong công tác lựa chọn nhà thầu

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hiện đại hóa, đấu thầu qua mạng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu, thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong các quy trình đấu thầu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thực trạng ngày càng phổ biến khi nhiều gói thầu chỉ có một nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu đang gây ra nhiều lo ngại.

    09:40 | 17/01/2025
  • Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn 2

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 16/1/2025 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn 2, tỉnh Bình Phước (Dự án).

    09:24 | 17/01/2025
  • Điều kiện hưởng chính sách miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất

    (Xây dựng) - Mẹ vợ của ông Nguyễn Anh Hào (Hà Tĩnh) quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh là người có công với cách mạng, có Huân chương chiến công hạng Ba hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào.

    09:06 | 17/01/2025
  • Thái Bình: Họp báo về kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 16/1, UBND tỉnh tổ chức họp báo nhằm thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2025 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

    08:38 | 17/01/2025
  • Gia Lai: Nỗ lực tạo môi trường đầu tư hiệu quả

    (Xây dựng) - Để nâng cao hiệu quả quản lý, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ và cải thiện môi trường đầu tư, UBND tỉnh Gia Lai vừa yêu cầu các Sở, ngành và địa phương tăng cường phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nâng cao tính minh bạch trong quản lý hành chính.

    20:51 | 16/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load