Thứ tư 18/09/2024 01:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Gắn nông thôn mới với phát triển du lịch

07:19 | 07/01/2017

(Xây dựng) - Năm 2016, huyện Cô Tô đã tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo đó, cơ sở hạ tầng huyện đảo đã tiếp tục được đầu tư, nâng cấp theo hướng tạo động lực cho thúc đẩy phát triển sản xuất. Từ thế mạnh về thu hút du lịch, huyện đảo cũng xác định, năm 2017 và những năm tiếp theo sẽ thực hiện xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.


Mô hình phát triển du lịch cộng đồng của hộ gia đình anh Vũ Văn Hữu, thôn Nam Đồng, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô.

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, ngày 30-12-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2476/QĐ-TTg công nhận huyện Cô Tô đạt chuẩn NTM. Từ một huyện đảo cách xa đất liền, người dân thiếu nước sạch sinh hoạt, không có điện lưới quốc gia, cơ sở hạ tầng yếu kém..., Cô Tô đã vươn mình trở thành “viên ngọc sáng” của tỉnh trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đến Cô Tô bây giờ, ít ai có thể nghĩ rằng, huyện đảo này chỉ chừng 4 năm trước thôi vẫn còn khó khăn, thiếu thốn đủ đường. Sau 4 năm xây dựng NTM, Cô Tô đã giải quyết được những khó khăn cơ bản nhất. Đó là: Đã đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô, phục vụ điện sinh hoạt, sản xuất cho 100% số hộ dân trên đảo Cô Tô và đảo Thanh Lân. 100% các hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước tập trung (kể cả nhân dân đảo Trần). Việc đi lại của nhân dân, khách du lịch trên tuyến Cô Tô - Vân Đồn được tăng cường tần suất chuyến và rút ngắn thời gian hành trình: Từ 1-2 chuyến/ngày lên 4-6 chuyến/ngày, ngày cao điểm khoảng 50 chuyến/ngày; thời gian từ 2-3 giờ/lượt giảm xuống dưới 1,5 giờ/lượt, có 4 phương tiện có lịch trình 45 phút/lượt.

Phong trào chung sức xây dựng NTM tiếp tục được phát động, triển khai sâu rộng tới các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn toàn huyện. Đã có trên 234 hộ gia đình cá nhân tự nguyện hiến đất, cây cối và vật kiến trúc để triển khai 2 dự án có ý nghĩa rất lớn trong thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, đó là: Mở rộng, nâng cấp đường xuyên đảo Cô Tô giai đoạn 1 và mở rộng, nâng cấp đường liên thôn Hải Tiến - Nam Hà...

Đồng chí Hoàng Bá Nam, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Thời gian qua, Cô Tô có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Đáng chú ý, từ lợi thế thu hút về du lịch, huyện đảo đã tập trung nhiều giải pháp gắn phát triển du lịch, dịch vụ với thúc đẩy tăng trưởng trong khai thác thuỷ sản, chăn nuôi, trồng trọt... một cách hiệu quả. Huyện đã tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến cơ chế cho khách nước ngoài ra tham quan tại Cô Tô. Đồng thời, yêu cầu các nhà hàng, khách sạn, cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn huyện ưu tiêu sử dụng các sản phẩm của địa phương, thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá, nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Do vậy, việc tiêu thụ sản phẩm địa phương rất tốt, người nông dân được lợi từ giá trị nông sản tăng cao, người kinh doanh thì được lợi về cung ứng sản phẩm chất lượng, còn khách du lịch thì được thưởng thức các sản phẩm chính gốc của địa phương, giá cả hợp lý. Năm 2016, Cô Tô cũng tập trung vào chuyển dịch cơ cấu lao động. Huyện đã tổ chức 8 lớp, trong đó có 5 lớp dạy nghề cho chủ nhà hàng, khách sạn nâng cao chất lượng phục vụ. Cùng với đó, huyện tiếp tục chú trọng đến công tác môi trường với việc ký hợp đồng với công ty môi trường để thực hiện dọn và xử lý rác thải theo đúng quy trình.

Năm 2017, trong chương trình xây dựng NTM, Cô Tô tập trung vào một số nhiệm vụ cơ bản như: Đẩy nhanh tiến độ, đưa vào hoạt động và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng có tính động lực, thúc đẩy kinh tế của huyện; khởi công dự án nâng cấp mở rộng cảng Cô Tô, phục vụ tốt hơn cho hoạt động du lịch; thu hút 3-4 doanh nghiệp đầu tư vào huyện Cô Tô, trong đó có 1-2 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ, hướng dẫn thành lập mới trên 4-5 hình thức tổ chức sản xuất, trong đó có các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng 1 xóm kiểu mẫu...

Bên cạnh những nỗ lực của địa phương, cũng rất cần sự quan tâm, chỉ đạo từ phía tỉnh. Đặc biệt là trong hỗ trợ sản xuất. Cụ thể, theo đồng chí Hoàng Bá Nam, cơ bản hiện nay việc hỗ trợ sản xuất ở các địa bàn NTM đang tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, chứ chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Bởi vậy, người dân huyện đảo mong muốn được phát triển dịch vụ, du lịch thì không được áp dụng cơ chế hỗ trợ. Trong khi, đây đang là lĩnh vực phát triển tiềm năng, có thể kéo kinh tế hộ gia đình phát triển.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load