Thứ năm 10/10/2024 08:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Gần 6,3 triệu người dân ĐBSCL bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu

11:27 | 03/12/2015

Các chuyên gia thế giới cho rằng, Việt Nam là quốc gia bị tác động nặng nề đứng thứ hai trong số các quốc gia có thu nhập trung bình, bị tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu.


Nhà của người dân ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang bị sóng biển đánh sập. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Đó là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc thực hiện các mục tiêu phát trển bền vững và xóa đói giảm nghèo.

Thách thức công tác xóa đói giảm nghèo

Theo ông Kỷ Quang Vinh, Chánh Văn phòng công tác biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ, các nghiên cứu về nguy cơ tương lai chỉ ra nhiệt độ không khí tăng cao, mưa và hạn hán bất thường, mặt đất bị lún sụt. Đây là những nguy cơ thường trực tác động đến người dân, nhất là người nghèo, phụ nữ và trẻ em neo đơn của Đồng bằng sông Cửu Long.

Các nguy cơ từ biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống cộng đồng, trong đó có sinh kế; thu nhập của người lao động, nhất là lao động nghèo sẽ không còn đủ đảm bảo cuộc sống, làm cho mục tiêu nâng cao đời sống thích ứng biến đổi khí hậu của cộng đồng khó đạt được.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, người nghèo nói chung, trong đó có phụ nữ nghèo tập trung nhiều nhất trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, vùng ven biển bao gồm Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Biến đổi khí hậu tác động nặng nề hơn đến người nghèo vì họ có ít nguồn lực để phục hồi.

Vấn đề sinh kế của phụ nữ bị ảnh hưởng bởi việc tăng các thảm họa thiên nhiên, mực nước biển dâng và những thay đổi trong các hình thức mưa. Phụ nữ tích cực làm nông nghiệp và tự tạo việc làm, nhưng lại ít được tiếp cận và nắm giữ các tài sản chính.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các hệ thống nông nghiệp và sinh thái. Do phụ nữ nói chung phụ thuộc nhiều hơn vào đất đai và các tài nguyên thiên nhiên để mưu sinh, họ là những người dễ bị tổn thương hơn khi tài nguyên khan hiếm.

Phụ nữ di cư thường kiếm được ít tiền hơn đàn ông và họ còn gánh trách nhiệm sinh đẻ. Họ có thể còn phải đảm nhận trách nhiệm của người đàn ông nhưng lại không được bình đẳng tiếp cận tới các nguồn lực như đất đai, tín dụng.

Phụ nữ cũng thường bị tử vong nhiều hơn đàn ông do các hậu quả của các thảm họa thiên nhiên. Các dạng kỳ thị giới tồn tại trước đây có nghĩa là phụ nữ và con gái bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn trong và sau thiên tai. Trẻ em và phụ nữ có thai đặc biệt dễ bị mắc các căn bệnh do nước gây ra.

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo bị hạn chế trong việc theo kịp các thay đổi mang tính chiến lược. Những khó khăn chính gồm tiếp cận và kiểm soát đất đai, tín dụng, thông tin.

Phụ nữ thường có ít tiếng nói trong các quyết định về quản lý thảm họa dù vai trò, trách nhiệm và kinh nghiệm của họ như thế nào đi nữa. Ở cấp độ gia đình và cộng đồng, dù đã có một số tiến bộ, nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt khá rõ ràng về giới tính trong việc ra quyết định.

Quan tâm đặc thù tới cộng đồng nghèo

Bà Nguyễn Thị Yến, tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, cho rằng, trong thời gian tới, cần đưa giảm nghèo và bình đẳng giới thành tâm điểm của tất cả các chiến lược và dự án đầu tư về biến đổi khí hậu; quan tâm, xem xét nhiều hơn đến thúc đẩy và lồng ghép các can thiệp dựa vào cộng đồng, hướng tới phụ nữ và nhóm đối tượng nghèo.

Các chiến lược, chương trình và hoạt động về biến đổi khí hậu cần được xây dựng và thực hiện với sự tham gia đầy đủ của nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ; chính thức hóa vai trò hội phụ nữ tham gia vào công tác lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp.


Sạt lở bờ sông ăn sâu tới tận thềm nhà dân ở xã Song Phụng, huyện Long Phú, Sóc Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)

Theo ông Kỷ Quang Vinh, Chánh Văn phòng công tác biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ, bảo đảm sinh kế của cộng đồng nghèo là một trong những thách thức lớn nhất trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo.

Đến nay, việc nghiên cứu nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi thích ứng biến đổi khí hậu cho người nghèo đã được thực hiện và có nhiều tiến bộ.

Vấn đề đặt ra là việc áp dụng các mô hình vào thực tiễn trong cuộc sống cần phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương nhằm đảm bảo cuộc sống cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.

Ông Trần Văn Thể, Viện Môi trường nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, nhóm người dễ bị tổn thương sẽ là những người chịu hậu quả nặng nề và thiệt thòi nhất trong bối cảnh biến đổi khí hậu, do đó cần có những hoạt động đặc thù cho nhóm người này.

Cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, coi trọng các chính sách hỗ trợ hướng tới người nghèo, người dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu.

Các tổ chức phi chính phủ, địa phương, các cơ quan quản lý địa phương cần đặc biệt quan tâm đến người nghèo, người dễ bị tổn thương; lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện canh tác, kinh tế xã hội của từng vùng; cần có giải pháp phù hợp huy động và sử dụng các nguồn lực hợp lý để hỗ trợ nông dân bị tổn thương do tác động bởi biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Quốc Việt cho biết, nhận thức rõ những tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững của đất nước, nhất là của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu trong vùng.

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về biến đổi khí hậu. Thời gian qua, ban đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong vùng thực hiện các chính sách, biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu, qua đó tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong các cấp, các ngành và nhân dân trước việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, khoảng 35% dân số của vùng, tương đương gần 6,3 triệu dân Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu.

Các đối tượng phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật và người nghèo là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi biến đổi khi hậu diễn ra.

Các nhà hoạch định chính sách cần sớm xây dựng được các mô hình sinh kế thích hợp, có hành động thiết thực nhằm giảm nhẹ tổn thương khi biến đối khí hậu diễn ra cho riêng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này.

Theo Phạm Duy Khương/Vietnamplus

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Nhiều địa phương tích cực chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp

    (Xây dựng) - Thời điểm này, nhiều địa phương, Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực triển khai các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 16/4/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp của Tỉnh ủy.

    18:57 | 09/10/2024
  • Bắc Giang: Hướng dẫn việc quản lý đối tượng cư trú tại dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng Bắc Giang vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, hướng dẫn việc quản lý đối tượng cư trú tại dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

    18:47 | 09/10/2024
  • Hải Phòng: Hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng Nút giao khác mức

    (Xây dựng) - Ngày 8/10, Ban cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả UBND huyện An Dương (Hải Phòng) tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, xã An Đồng đối với 01 hộ dân không chấp hành bàn giao mặt bằng thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Nút giao khác mức ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng Nước - Quốc lộ 5 tại xã An Đồng.

    14:35 | 09/10/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị mời thầu 2 gói xây lắp nghìn tỷ tại dự án rạch Xuyên Tâm

    (Xây dựng) - Trong 4 gói thầu xây lắp tại dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm, có 1 gói đã lựa chọn được nhà thầu, 1 gói đang trong quá trình xét thầu và 2 gói đang chuẩn bị thủ tục mời thầu.

    14:33 | 09/10/2024
  • Bắc Giang: Ban hành đơn giá mới bồi thường nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 917/QĐ-UBND, về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

    14:23 | 09/10/2024
  • Lào Cai: Chú trọng quy hoạch các điểm dân cư có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở

    (Xây dựng) - Nhằm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại những nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở... UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương chú trọng việc quy hoạch và thực hiện các dự án sắp xếp dân cư trên địa bàn.

    11:35 | 09/10/2024
  • Bài 3: Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, hạt nhân tiên phong các phong trào thi đua

    (Xây dựng) - Qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và trải qua nhiều gian khó, các thế hệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động ngành Xây dựng Hà Nội từ những công cụ cầm tay thô sơ, bằng sự chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm chủ máy móc, công nghệ, đổi mới phương thức hoạt động, Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo ra những dấu ấn tích cực, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại.

    10:55 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Nỗ lực về đích năm 2024 và hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp

    (Xây dựng) - Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX lần thứ 22 được diễn ra vào sáng 8/10 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 và bàn về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

    10:45 | 09/10/2024
  • Trà Vinh: Khánh thành, bàn giao 1.300 căn nhà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn

    (Xây dựng) – Ngày 8/10, tại tại xã Phước Hưng (huyện Trà Cú, Trà Vinh), Bộ Công an và Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao 1.300 căn nhà tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

    10:40 | 09/10/2024
  • Bài 2: Đảng ủy cơ quan Sở Xây dựng, hạt nhân chính trị lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển

    (Xây dựng) - Nếu ví hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị giống như chuyển động của một đoàn tàu thì cấp ủy cơ quan luôn đóng vai trò như là đầu đoàn tàu, đầu tàu chạy đúng đường ray sẽ giúp cả đoàn tàu cùng chạy đúng hướng về nhà ga. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở, Đảng ủy cơ quan Sở Xây dựng luôn phối hợp chặt chẽ với tập thể lãnh đạo Sở chỉ đạo thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố giao; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đoàn thể trực thuộc duy trì hoạt động ổn định, vững mạnh, phát huy vai trò theo chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần trong sự trưởng thành và phát triển của Sở Xây dựng Hà Nội.

    09:17 | 09/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load