Thứ bảy 14/09/2024 08:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Festival nghề truyền thống Huế 2021 có nhiều khác biệt

11:06 | 15/03/2021

(Xây dựng) - Festival nghề truyền thống Huế 2021 dự kiến tổ chức từ 29/5 – 26/6. Lễ khai mạc chính thức vào ngày 12/6 và lễ bế mạc ngày 18/6, chương trình có nhiều đổi mới, đặc sắc, khác biệt so với các kỳ Festival nghề truyền thống trước.

festival nghe truyen thong hue 2021 co nhieu khac biet
Lãnh đạo thành phố Huế họp Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2021.

Theo UBND thành phố Huế, kỳ Festival nghề truyền thống Huế 2021 có thời gian kéo dài gần 1 tháng, chương trình có nhiều đổi mới, đặc sắc, khác biệt so với các kỳ Festival nghề truyền thống trước. Việc bố trí thời gian của Festival nghề truyền thống Huế 2021 trải dài, có điểm nhấn chính vào mỗi cuối tuần để tạo sự hấp dẫn nhằm góp phần kích cầu du lịch; du khách có thể đến Huế nhiều lần trong suốt kỳ Festival.

Festival nghề truyền thống Huế 2021 sẽ có hàng loạt hoạt động, sự kiện như: Lễ hội ẩm thực Huế, trại sáng tác điêu khắc, liên hoan kèn đồng, marathon, đêm nhạc Trịnh, hội chợ triển lãm sách, liên hoan sắc màu tuổi thơ, đua thuyền SUP trên sông Hương, đại nhạc hội RAP, bài chòi, cờ người, tuần lễ thời trang áo dài, liên hoan Ca Huế, lễ tế tổ Bách nghệ và lễ rước, đường bia, TEDTalk về nghệ thuật và văn hóa, hòa nhạc thế kỷ, phong nhạc, hội chợ triển lãm nghề truyền thống, cuộc thi thiết kế sáng tạo cho nghề truyền thống…

Tại cuộc họp, Sở Du lịch Thừa Thiên – Huế đề nghị các địa phương, huyện, thị xã có nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng cần vào cuộc, triển khai các hoạt động để làm phong phú, đa dạng cho Festival nghề truyền thống Huế 2021.

Ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy Huế nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải kết hợp hài hòa truyền thống và hiện đại, với “cái mới” để tạo ra “sức sống” dài hạn cho Festival nghề truyền thống Huế 2021 và cả các kỳ Festival sau... Tới đây, thành phố Huế sẽ khai trương tuyến phố đi bộ ở bờ bắc sông Hương, quanh Đại Nội Huế… Vì vậy, cần tính toán để làm nơi đây trở thành một trong các điểm nhấn mới lạ, hưởng ứng cho kỳ Festival nghề truyền thống lần này”.

Tại buổi họp, ông Hoàng Hải Minh - Chủ tịch UBND thành phố Huế ghi nhận và tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp, xây dựng. Trên cơ sở đó sẽ nhanh chóng có sự điều chỉnh ở một số chương trình, hoạt động để nhanh chóng “chốt” các sự kiện, chương trình cho kỳ Festival. Ngoài ra, cần lồng ghép nhiều hơn các yếu tố về làng nghề trong phương án tổ chức kỳ Festival này. Đồng thời, đề cao tính truyền thống gắn với hội nhập và phát triển, mới mẻ. Lãnh đạo thành phố Huế kỳ vọng có kỳ Festival nghề truyền thống Huế 2021 thực sự đổi mới, tạo được “tiếng vang” với nhiều mục đích, ý nghĩa mà thành phố hướng đến.

Theo lãnh đạo thành phố Huế, kỳ Festival nghề thống Huế 2021, trọng tâm là khơi dậy niềm tự hào Huế và “đánh thức” được sự thích thú, ủng hộ với các sản phẩm nghề truyền thống của Huế, cũng như các địa phương khác. Từ đó, kích cầu sử dụng – mua sắm của cộng đồng về các sản phẩm truyền thống, kích cầu du lịch để Festival mang giá trị kinh tế cao hơn, phát triển nghề truyền thống. Ngoài việc quảng bá văn hóa, tạo điều kiện để người dân Huế kinh doanh và có thu nhập tốt hơn để hướng đến “Huế luôn luôn mới”.

Thanh Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

  • Đạo diễn Mai Thanh Tùng: Dồn hết tâm huyết cho “Vinh quang thầm lặng 2024”

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024''. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng, tiếp sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương đã mang đến cho khán giả những phút giây hào hùng, lắng đọng đầy cảm xúc.

  • Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các nghệ sỹ tại Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/9, tại Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 và trao giải Cánh diều vàng Phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim Mai, đạo diễn Huỳnh Trấn Thành.

  • Sắp diễn ra Triển lãm “Otherwise – Mặt khác”

    (Xây dựng) - Dự án nghệ thuật “Mặt khác – Otherwise” là dự án sáng tạo bởi ba nghệ sỹ hàng đầu trong các lĩnh vực hội họa, văn học và điêu khắc, gồm họa sỹ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Triển lãm trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi, dự kiến khai mạc vào ngày 13/9 tại Hội quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm. Triển lãm được coi là một lời tri ân của ba nghệ sỹ hàng đầu với nơi họ sinh ra và lớn lên – Hà Nội.

  • Cánh diều vàng 2024: Lan tỏa giá trị nhân văn qua chuỗi hoạt động thiện nguyện

    (Xây dựng) - Nằm trong chuỗi hoạt động của giải thưởng Cánh diều vàng 2024, sáng 10/9, ngay trước thềm lễ trao giải, Ban tổ chức cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load