Thứ ba 19/03/2024 14:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời'

18:34 | 22/05/2022

Hạ tầng chưa hoàn thiện, đường xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm hộ dân ở khu tái định cư nhiều năm qua phải sống trong cảnh khốn khổ vì hễ mưa là ngập, bụi bay mù mịt.

duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Năm 2010, để nhường đất cho các dự án lớn ở khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh), tỉnh Hà Tĩnh chủ trương di dời hàng trăm hộ dân ở xã Kỳ Lợi lên khu tái định cư Tân Phúc Thành (phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh). Cụ thể đợt 1 vào năm 2010 di dời 289 hộ, đến tháng 8/2020 di dời hơn 250 hộ dân đến khu tái định cư mới.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Trước khi lên khu tái định cư, chủ đầu tư cam kết hoàn thiện hạ tầng giao thông, tuy nhiên đến nay, sau nhiều năm lên khu tái định cư Tân Phúc Thành, hàng ngàn người dân sống trong cảnh bất an khi hệ thống đường đã xuống cấp, hạ tầng chưa hoàn thiện.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Các tuyến đường tại khu tái định cư vào mùa nắng thì bụi, mùa mưa lầy lội.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Đặc biệt, nhiều hộ dân còn chịu tình cảnh nước chảy vào nhà khi có mưa lớn.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Theo ghi nhận của PV, tuyến đường vào khu tái định cư Tân Phúc Thành thôn 1, thôn 2 vẫn còn dang dở. Mặt đường đầy rẫy ổ gà, ổ voi và thấp so với vỉa hè hai bên.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Các lớp đất đá trên bề mặt đường lởm chởm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Bà Lê Thị Tuyết (49 tuổi, trú thôn 1, khu tái định cư Tân Phúc Thành) cho hay, sau 10 năm di dời từ nơi ở cũ lên khu tái định cư mới, đường sá giao thông không đảm bảo, ổ gà, ổ voi chi chít. Vì thế mỗi lần có mưa lớn lại dùng đá để làm đường bao ngăn nước chảy tràn vào nhà gây xói lở.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
“Đáng lẽ phải làm đúng như cam kết, nhưng lên đây đường sá không hoàn thiện, sống như này khổ lắm, mưa đến lại lo. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần rồi nhưng chưa có kết quả”, bà Tuyết chia sẻ.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Còn gia đình bà Nguyễn Thị Ngại (70 tuổi, trú thôn 2, khu tái định cư Tân Phúc Thành) chia sẻ, gia đình bà lên khu tái định cư vào đợt 2. Khi di chuyển lên đây để sinh sống, đường sá vẫn chưa hoàn thiện như cam kết ban đầu. Vì để ngăn nước chảy vào nhà, gia đình đã tự bỏ tiền túi để xây dựng một phần bê tông trước nhà.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Mặt đường nham nhở, đường chưa được trải thảm khiến cho cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Các hệ thống mương nước bị bật nắp cống, mất an toàn cho người tham gia giao thông trên tuyến đường này.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Ông Nguyễn Thanh Bình - Thôn trưởng Tân Phúc Thành 2 cho biết, việc hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện gây khó khăn cho việc đi lại, sản xuất của người dân. Đặc biệt việc thay đổi thiết kế một số tuyến đường cũng là một bất cập khi hệ thống điện, mương thoát nước nằm trong đất của người dân.
duong nat bet nuoc chay vao nha dan khu tai dinh cu keu troi
Đại diện lãnh đạo UBND phường Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) cho hay, người dân kiến nghị từ 10 năm trước nhưng giờ vẫn chưa xây dựng xong hạ tầng. Hiện có 547 hộ dân 2 thôn Tân Phúc Thành 1 và Tân Phúc Thành 2 lên khu tái định xây dựng nhà cửa, tuy nhiên hệ thống hạ tầng tại các thôn này vẫn chưa hoàn thiện. Phía địa phương đã kiến nghị lên chủ đầu tư, thị xã Kỳ Anh nhưng đến nay chưa có kết quả.

Theo Hoài Nam/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Gia Lai: Phát hiện hàng chục m3 cát trái phép tại huyện Chư Pưh

    (Xây dựng) - Tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra tại suối Ia Ko thuộc địa bàn thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai. Tuy nhiên chính quyền địa phương không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, để hoạt động khai thác “lậu” diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên khoáng sản.

  • Thanh Hóa: Khắc phục tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, sử dụng đất đối với công trình trên địa bàn

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3489/UBND-KSTTHCNC về việc chỉ đạo khắc phục tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy (PCCC), quản lý sử dụng điện, quản lý, sử dụng đất đối với công trình, cơ sở trên địa bàn tỉnh.

  • Bụi thi công sân bay Long Thành vượt quy chuẩn cho phép

    (Xây dựng) - Kết quả quan trắc từ đầu mùa khô 2023 (tháng 11) đến nay cho thấy, ô nhiễm bụi khu vực thi công Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) vượt quy chuẩn quy định từ 1,24-2,98 lần. Bụi bẩn đã ảnh hưởng rất lớn đến các khu dân cư lân cận và giao thông đi lại của người dân.

  • Vĩnh Phúc: Siết chặt công tác quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) – Thời gian qua, các Sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác quản lý, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, xử lý dứt điểm các vi phạm, không để phát sinh mới theo tinh thần Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD).

  • Vĩnh Phúc: Hơn 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    (Xây dựng) - Thực hiện cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) có hơn 53.700 khách hàng đang vay vốn với tổng dư nợ cho vay của chương trình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

  • Yên Bái: Cần cơ chế mới cho việc xuất khẩu sản phẩm từ quế

    (Xây dựng) - Cây quế vốn là một loại cây đã gắn bó nhiều năm qua đối với người dân tộc Dao vùng rừng núi tỉnh Yên Bái. Xong nó chỉ phát triển nhiều ở hai huyện Văn Yên vì khí hậu, thổ nhưỡng ở hai huyện này phù hợp với đặc tính của cây quế. Tuy nhiên, để trồng và thu hoạch sản phẩm từ quế, người nông dân phải vất vả từ 15 đến 20 năm trở lên. Như vậy, gắn liền với sự trưởng thành của cây quế là bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của người nông dân miền sơn cước phải đổ xuống. Sản phẩm thu được từ cây quế chính là vỏ, khi cây đến thời kỳ khai thác được, người ta phải chặt hạ cây quế xuống, dùng dụng cụ để bóc vỏ phơi khô đem bán còn thân cây thì làm củi đốt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load