Thứ sáu 27/09/2024 07:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đức Trọng, Lâm Đồng: Vùng nông thôn mới giàu, đẹp và hiện đại

15:10 | 13/12/2018

(Xây dựng) - Đức Trọng - trọng điểm kinh tế lớn thứ 3 (sau 2 TP Đà Lạt và Bảo Lộc), là huyện thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng (sau Đơn Dương) đến đích nông thôn mới… Với sự chung sức của 20 dân tộc anh em, Đức Trọng giàu đẹp đang trở nên hiện đại, có đời sống tinh thần phong phú và bản sắc văn hóa truyền thống đa dạng…


Giàn máy rửa, phân loại nông sản hiện đại ở Cty TNHH SX – TM nông sản Phong Thúy. Ảnh: Nhật Quân

Toàn dân đồng lòng xây dựng NTM

Năm 2009, Huyện ủy Đức Trọng ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU về “Xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đức Trọng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Cùng đó, Ban Chỉ đạo NTM của huyện triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM” và phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” ở tất cả các xã… Từ đó, có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của mọi tầng lớp nhân dân, huy động các nguồn lực để đầu tư vào phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng.

Chương trình NTM lồng ghép các mô hình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, thâm canh bền vững, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề… giúp người dân học hỏi kinh nghiệm và kiến thức về canh tác để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập... Qua gần 10 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của Đức Trọng đã có sự đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, nhà ở dân cư được chỉnh trang sạch đẹp, các tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư bài bản...

Xã Tân Hội của huyện Đức Trọng vào năm 2009 được chọn là 1 trong 11 xã điểm của Trung ương và đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên triển khai mô hình xây dựng NTM. Dù là xã có xuất phát điểm ở mức trung bình và có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh ở khu vực nông thôn (thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 16,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo là 5,8%), nhưng lúc đó được Huyện ủy Đức Trọng chọn là xã điểm giai đoạn 2005 - 2010 để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi được chọn là xã điểm xây dựng NTM cấp quốc gia, Tân Hội đã đạt được 9 tiêu chí…

Hoàn thành công cuộc xây dựng NTM

Qua hơn 3 năm triển khai thí điểm xây dựng Chương trình NTM, Tân Hội về cơ bản đã hoàn thành 19/19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia, với tổng mức huy động trên 415,124 tỷ đồng (vốn Trung ương 30 tỷ đồng; vốn tỉnh, huyện, xã trên 6,05 tỷ đồng; vốn lồng ghép 24,511 tỷ đồng; vốn huy động nhân dân 204,063 tỷ đồng)... thu nhập bình quân đầu người đạt 32,5 triệu đ/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức 2,8%; hoàn thành tuyến đường trục xã trên 4,2km với tổng kinh phí 11 triệu đồng; hoàn thành 31 tuyến đường trục thôn bằng bê tông xi măng dài 17,8km, với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt trên 98%... Ngày 15/5/2014, Tân Hội được chính thức công nhận là xã đạt chuẩn NTM.

Đến nay, Đức Trọng đã có 14/14 xã và thị trấn đạt chuẩn NTM. Trong đó, xã Đa Quyn là xã cuối cùng được công nhận xã NTM tháng 8 vừa qua. Đạ Quyn là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đức Trọng được thành lập năm 2009, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,1% dân số toàn xã, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Đa Quyn bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM vào năm 2011. Lúc đó, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 10 triệu đ/người/năm, nhưng đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 35,2 triệu đ/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 48,1% vào năm 2011 xuống còn khoảng 6%. Toàn xã  vận động nhân dân chỉnh trang 35 ngôi nhà ở, làm thêm các công trình phụ; 21 hộ dân di dời chuồng trại; đóng góp tu sửa đường đi, lắp đặt điện thắp sáng tại khu dân cư 8/8 thôn...

Huyện Đức Trọng đang chờ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, với tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 99%, trên 66% ki-lô-mét đường huyện đạt chuẩn - số ki-lô-mét còn lại cũng đã có kế hoạch đầu tư; các chỉ số về văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, thủy lợi, an ninh trật tự cũng bảo đảm đáp ứng tiêu chí theo quy định… Tổng vốn xây dựng NTM trong giai đoạn 2009 - 5/2018 là 3,5 ngàn tỷ đồng, trong đó: Vốn chương trình NTM là 152.348 triệu đồng; Vốn lồng ghép là 568.535 triệu đồng; vốn tín dụng là 2.534.162 triệu đồng; vốn nhân dân đóng góp là 153.892 triệu đồng, Vốn huy động từ DN là 80.866 triệu đồng...

Cốt lõi của xây dựng NTM mà chính quyền và nhân dân huyện Đức Trọng đặt ra là hướng đến nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân, nên ngay từ thời điểm bắt đầu chương trình xây dựng NTM, huyện đã luôn chú trọng đến nguyện vọng của nhân dân. UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân ở 14/14 xã xây dựng NTM, tập trung vào các lĩnh vực ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên các đối tượng rau, hoa, cà phê và chăn nuôi... Từ các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nhiều chương trình, dự án đã được triển khai thực hiện hiệu quả, tác động tích cực đến tình hình dân sinh và sự phát triển của địa phương.


Thác Pongour – “Nam Thiên Đệ nhất thác” do Vua Bảo Đại đặt tên. Thác Pongour – “Nam Thiên Đệ nhất thác” do Vua Bảo Đại đặt tên. Ảnh: Phạm Anh Dũng.

Vùng nông thôn giàu, đẹp

Đức Trọng nằm ở trung tâm của tỉnh Lâm Đồng - có địa hình khá bằng phẳng, có giao thông thuận lợi, có cảng hàng không, có đất đai màu mỡ, khí hậu thời tiết thuận lợi, nhiều công trình thủy lợi, nguồn nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, như vùng chuyên canh cây cà phê, chuyên canh cây dâu tằm, chuyên canh hoa, rau, lúa; vùng chăn nuôi bò sữa, lợn thịt, gia cầm. Đức Trọng có KCN Phú Hội - là KCN đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng, bắt đầu hoạt động từ năm 2009, thu hút nhiều DN đầu tư chế biến nông lâm sản, khoáng sản. Đến nay, KCN Phú Hội cơ bản lấp đầy 100% diện tích, hiện nay có 19 DN đang hoạt động, 5 đang xây dựng, 3 đang tạm ngưng hoạt động, 2 đang sản xuất thử nghiệm, 2 chưa triển khai.

Huyện đã thu hút nhiều DN sản xuất hoa, rượu, trà, cà phê, đặc sản, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ… lớn, như các Cty: Phong Thúy, Hoa Mặt Trời, Trường Hoàng, Viên Sơn… vừa có năng lực sản xuất, phân phối trong nước, vừa đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu…; hoặc các đơn vị vừa sản xuất vừa kết hợp tổ chức hoạt động du lịch canh nông thu hút du khách tham quan mô hình sản xuất và chế biến sản phẩm, như Cty TNHH Phúc Bồn Tử Huỳnh Trung Quân, HTX Tiến Huy, Cty Mật ong Thái Dương…; nhiều mô hình sản xuất nông sản độc lạ, như: cam Cara (cam Úc ruột đỏ), nho có mùi rượu, cà chua vị sữa…

Ẩm thực ở Đức Trọng có sự khác biệt, bởi là sự quy tụ của 20 dân tộc ở khắp các vùng miền, từ dân tộc bản địa như Kơ Ho, Mạ, Churu đến dân tộc di cư từ phía Bắc là Tày, Nùng, Thái…, tạo nên sự đa dạng và dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn, như các món vịt, các món bánh từ bột gạo, các món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồ chay… ở ngay thị trấn Tùng Nghĩa là trung tâm của huyện Đức Trọng…

Đức Trọng chưa bị tốc độ nhà lồng, nhà kính hóa ở các khu vực trọng điểm sản xuất nông nghiệp, nên đâu đó vẫn thường bắt gặp những cánh đồng hoa khoai tây tím, hoa cải trắng, hoa cải vàng bình dị mà ngây ngất lòng người. Đặc biệt, mùa hoa dã quỳ luôn khiến du khách nức lòng bởi những vạt hoa vàng rực ở hai bên đường, phủ kín các đồi hoang, hay nổi bật nơi hàng rào giữa các vườn rau xanh ngút ngát… Đức Trọng cũng là địa phương được hưởng nhiều lợi thế từ thiên nhiên và có nhiều thắng cảnh đẹp, hùng vĩ, đặc biệt là địa hình nhiều sông suối, tạo nên các con thác, nổi tiếng như thác Pongour, thác Gugar, thác Liên Khương, thác Bobla, thác Bảo Đại; khu căn cứ kháng chiến Núi Voi; cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng - Phan Dũng…

Nhờ huy động được sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị trong xây dựng NTM và sự đồng thuận, chung tay, góp sức của nhân dân, đích đến NTM của huyện Đức Trọng đã thành sự thật. Và, điều dễ nhận thấy hơn là Đức Trọng nay trở thành vùng NTM giàu, đẹp và hiện đại.

ThS Phạm Lê Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thành phố Thanh Hóa: Người dân vùng ngập lụt trở lại cuộc sống bình thường sau mưa lũ

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của mưa lũ, hàng nghìn người dân ở vùng trũng thấp thành phố Thanh Hóa phải di dời đến những nơi an toàn do nước sông Mã, sông Chu dâng cao. Sau khi nước rút, người dân trở về và bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

    21:50 | 26/09/2024
  • Bến Tre: Sẽ khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển vào ngày 2/10/2024

    (Xây dựng) - Vào ngày 2/10/2024, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8, một cột mốc quan trọng trên tuyến đường bộ ven biển, mở ra cơ hội phát triển cho không chỉ tỉnh Bến Tre mà còn cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này diễn ra tại nút giao giữa Dự án cầu Ba Lai 8 và Quốc lộ 57B, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, hứa hẹn sẽ thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và người dân.

    19:25 | 26/09/2024
  • Tiền Giang: Tập trung phát triển hạ tầng giao thông

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, Tiền Giang đã khẳng định rõ rệt sự quan tâm và quyết tâm của mình trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông. Với chủ trương “Phát triển giao thông vận tải là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng và giao thông vận tải phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân…”, Tiền Giang đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này trong nhiều năm qua.

    19:23 | 26/09/2024
  • Sơn La: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Công viên nghĩa trang thành phố

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sơn La vừa ký ban hành Quyết định số 1868/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Công viên nghĩa trang thành phố Sơn La, với quy mô đề xuất xây dựng dự án là 1.645.598m2.

    19:20 | 26/09/2024
  • Hà Tĩnh: Tăng cường cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước

    (Xây dựng) - Thực hiện công văn của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc tăng cường thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, phục hồi, nâng cấp mặt đường trong xây dựng nông thôn mới, Sở Giao thông vận tải yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã cần cấp phát kinh phí cho các xã kịp thời, đảm bảo quy định.

    17:14 | 26/09/2024
  • Quảng Trị: Nỗi lo sạt lở bờ sông Thạch Hãn

    (Xây dựng) – Cứ mỗi mùa mưa lũ đến, nhiều gia đình sinh sống gần hai bên bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) lại thấp thỏm lo âu, bởi cảnh tượng dòng nước lũ dâng cao, cuồn cuộn, cuốn trôi hàng mét đất vườn, đất ở, có lúc cuốn luôn cả nhà cửa, sinh mạng con người theo dòng nước lũ xiết luôn là nỗi ám ảnh với họ.

    17:07 | 26/09/2024
  • Quảng Ngãi: Tổ chức kiểm tra, đánh giá “mức độ an toàn” trong phương án khắc phục sạt lở tại núi Van Cà Vãi

    (Xây dựng) - Cơ quan Thường trực về phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi sẽ chủ trì lập Đoàn kiểm tra thực địa, rà soát kỹ các giải pháp kỹ thuật trong phương án khắc phục sạt lở tại núi Van Cà Vãi mà UBND huyện Sơn Hà đang thực hiện, từ đó tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh Quảng Ngãi.

    17:04 | 26/09/2024
  • Thành phố Bắc Giang: Tầm vóc mới, diện mạo mới của đô thị hiện đại

    (Xây dựng) – Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Bắc Giang về phát triển đô thị theo hướng xanh – thông minh, đến nay, diện mạo đô thị của thành phố Bắc Giang đã được khoác lên mình một vóc dáng mới; không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp và hiện đại; hạ tầng giao thông xuyên suốt, đồng bộ đã tạo động lực cho sự phát triển thành phố.

    17:00 | 26/09/2024
  • Hà Nội: Công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký Quyết định số 4983/QĐ-UBND ngày 24/9/2024 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, UBND cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    15:46 | 26/09/2024
  • Hà Nội: Yêu cầu làm rõ vụ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa trước ngày 30/9

    (Xây dựng) – Liên quan đến việc san lấp 6.500m2 hồ Đống Đa để thực hiện Dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cảnh quan đô thị hồ. UBND Thành phố Hà Nội đã có Văn bản yêu cầu UBND quận Đống Đa kiểm tra, làm rõ sự việc.

    15:36 | 26/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load