Thứ ba 21/01/2025 17:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Đưa nội thất từ trong hội họa bước ra đời thực

10:04 | 07/04/2019

Những bức tranh khắc họa kiến trúc - nội thất luôn hấp dẫn người xem bởi sức hấp dẫn toát ra từ phong cách thẩm mỹ ở những thời kỳ xa xôi trong quá khứ, hay những vùng đất hoàn toàn xa lạ.

Những bức họa nổi tiếng như “Phòng ngủ” của Vincent Van Gogh, “Ánh nắng mặt trời nơi góc nhà” của Grant Wood, hay “Nội thất (Phòng bếp của tôi)” của Wassily Kandinsky... đều là những ký ức nội thất được lưu lại bằng nét cọ.

Một nhóm chuyên viên sáng tạo có tên NeoMam (Anh) đã kết hợp với một công ty tư vấn thiết kế nội thất để làm sống động những bức họa nổi tiếng đó, biến những nội thất được khắc họa trong tranh trở thành những căn phòng có thật ngoài đời sống.

Sáu căn phòng từng xuất hiện trong hội họa đã được nhóm hiện thực hóa, biến trở thành những căn phòng ngoài đời thực, hãy cùng chiêm ngưỡng:

Bức “Phòng ngủ ở Arles” (1888) của danh họa người Hà Lan - Vincent Van Gogh (1853-1890). Đối với vị danh họa, bức tranh này cho thấy sự bình yên, thư giãn đầy dễ chịu trong cuộc sống vốn lắm biến động của ông. Van Gogh không có một tâm lý ổn định, ông thường phải điều trị tâm thần.

Việc có được quãng thời gian nội tâm yên bình là điều hiếm hoi trong cuộc sống của ông. Căn phòng ngủ được Van Gogh khắc họa có những đồ đạc bằng gỗ được thực hiện đơn giản, những bức tranh của ông được treo trên tường. Những sắc màu trong tranh đều là các màu đậm, đối lập. Khi bước vào căn phòng này, Van Gogh thường có cảm giác muốn nghỉ ngơi.

Bức “Nội thất với những bức tranh tĩnh lặng” (1991) của họa sĩ người Mỹ Roy Lichtenstein (1923-1997). Là một họa sĩ đi tiên phong trong trào lưu “Pop Art” (Nghệ thuật Đại chúng), Roy Lichtenstein đã khắc họa căn phòng khách của mình như một nơi không dành cho cảm giác nghỉ ngơi thư thái, trái ngược với cái tên mà ông dành cho tác phẩm.

Tác phẩm có những sọc và chấm - những chi tiết về sau đã trở thành nét trứ danh trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm 2D này thực sự gợi lên cảm nhận về “Pop Art”.

Bức “Nội thất (Phòng bếp của tôi)” (1909) do danh họa người Nga Wassily Kandinsky (1866-1944) thực hiện. Bức tranh sơn dầu được thực hiện trong thời kỳ đầu của sự nghiệp họa sĩ Kandinsky.

Thời kỳ này, Kandinsky đang chuyển từ nghệ thuật tượng hình sang trường phái trừu tượng, và tác phẩm này đã cho thấy sự nỗ lực chuyển đổi đó của ông. Bức họa gợi lên cảm nhận ấm áp với những tông màu đỏ, xanh, hồng... đưa lại cảm giác về sự vui tươi, chào đón.

Bức “Nội thất” (1913) của họa sĩ người Nga Konstantin Korovin (1861-1939). Bức họa khắc họa gian bếp trong căn nhà của họa sĩ hồi năm 1913. Là một họa sĩ người Nga đi đầu trong trường phái ấn tượng, Korovin khắc họa tường và sàn bằng những gam màu nhẹ.

Ông chú trọng vào hình khối và nhấn mạnh vào cách thức sử dụng cũng như giá trị của từng chi tiết xuất hiện trong khuôn tranh của mình.

Bức “Ánh nắng mặt trời nơi góc nhà” (1928) của họa sĩ người Mỹ Grant Wood (1891-1942). Ông Grant Wood nổi tiếng nhất với siêu phẩm “American Gothic” khắc họa một cặp đôi đứng bên ngoài căn nhà gỗ của họ. Bức “Ánh nắng mặt trời nơi góc nhà” được thực hiện hồi năm 1928 có cùng một cảm nhận hoài nhớ miền quê y như vậy.

Trong đó có cả sự tĩnh lặng tịch mịch mà người ta từng cảm thấy trong “American Gothic”. Trong bức tranh, Grant chỉ sử dụng hai màu: màu trắng cho hoa, tường, đồ đạc; và màu xanh sống động cho lá cây, làm gợi lên cảm giác về sự kiểu cách.

Bức “Phòng khách của Hoàng hậu Alexandra Feodorovna, lâu đài Cottage, St. Petersburg, Nga” (1855) của danh họa người Đức Eduard Petrovich Hau (1807-1887).

Nội thất trong tác phẩm hội họa này đi theo phong cách “Gothic Phục hưng”. Trong tác phẩm, Petrovich khắc họa không gian phòng khách của Hoàng hậu với vẻ sang trọng qua rất nhiều chi tiết bằng kính màu, có chùm đèn Gothic cùng nhiều ô cửa kính lớn.

Theo Bích Ngọc (Bored Panda)/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Bảo tàng Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 114/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Bảo tàng Hà Tĩnh, tỷ lệ 1/500.

  • Thành phố Huế: Quy hoạch đô thị Thuận An rộng hơn 525ha

    (Xây dựng) - Khu vực Thuận An được UBND thành phố Huế được quy hoạch khoảng 577,83ha để phát triển đô thị lan tỏa hướng biển, gắn với bến cảng Thuận An và tập trung các chức năng dịch vụ thương mại, cung cấp các dịch vụ công cộng cho khu vực xung quanh…

  • Thành phố Huế: Quy hoạch khu du lịch ven biển Vinh Mỹ rộng gần 100ha

    (Xây dựng) - HĐND thành phố Huế vừa thông qua đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch ven biển Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc (thành phố Huế) rộng khoảng 98,8ha.

  • Đối thoại kiến trúc xuyên biên giới cùng GS. KTS Marco Casamonti

    (Xây dựng) - Ngày 17/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Talkshow [CREA.TALK] “Tribute: Architecture as a form of dialogue” với sự góp mặt của kiến trúc sư lừng danh người Ý - GS.KTS Marco Casamonti. Chương trình mang đến những góc nhìn độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, cũng như hành trình kiến tạo đầy cảm hứng thông qua các công trình mà ông đã thực hiện.

  • Năm 2040, Tân Thành trở thành đô thị hạt nhân của Bắc Tân Uyên

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương mới ban hành Quyết định số 3913/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung đô thị Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. Theo đó, Tân Thành được xác định là đô thị trung tâm của huyện với định hướng phát triển theo mô hình đô thị dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đóng vai trò hạt nhân trong quá trình đô thị hóa của khu vực.

  • Thành phố Huế: Quy hoạch khu chức năng rộng hơn 244ha

    (Xây dựng) - Khu trung tâm phía Đông thành phố Huế (nay quận Thuận Hoá, thành phố Huế) được UBND thành phố quy hoạch rộng khoảng 244,6ha để phát triển các chức năng hành chính, văn hóa, công cộng, dịch vụ thương mại…

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load