Thứ sáu 04/10/2024 05:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Du lịch - Điểm tựa giúp Tây Bắc thoát nghèo

11:44 | 30/11/2016

(Xây dựng) - Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, trong lành và một cộng đồng đa sắc tộc với huyết hệ, ngôn ngữ, phong tục, truyền thống, tín ngưỡng đầy màu sắc... vậy mà Tây Bắc bao năm qua vẫn… nghèo bền vững.

Cái nghèo bước ra từ truyền kiếp

Một lần đến xã Bản Luốc, Hoàng Su Phì, Hà Giang, tôi gặp Giàng A Lếnh, 15 tuổi học sinh lớp 5, cậu bé hiếu học và có trình độ học vấn cao nhất so với các bạn cùng trang lứa. Tôi hỏi em có thích đi học không? Em trả lời : “Có thích. Nhưng chắc sẽ dừng lại thôi. Vì học thêm thì cũng chẳng biết làm gì. Vẫn đói vẫn nghèo mà.”

Có lẽ không chi Giàng A Lếnh mà rất nhiều những đứa trẻ vùng cao đều không có ý định học cao hơn. Bởi từ nhiều năm qua, lũ trẻ thiếu may mắn này vốn đã cam chịu và chấp nhận cuộc sống chật vật, thiếu thốn. Sự đói nghèo luôn bủa vây và làm “thui chột” những giấc mơ tốt đẹp của các em ngay từ khi còn bé bỏng. Sẽ còn biết bao thế hệ tương lai tiếp tục lẩn quẩn trong vòng đói nghèo và mãi mãi chịu thiệt thòi nếu Tây Bắc không quyết liệt đổi mới, tìm được đúng "sinh đạo"   khai mở cho các bước phát triển.

Từ nhiều năm qua, nhiều chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo, thoát nghèo bền vững đã được thực hiện. Nhưng Tây Bắc vẫn là “lõi nghèo” của cả nước với tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 29,14%, cao gấp 2,95 lần tỷ lệ chung của cả nước, trong đó có nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 40-50%.

Câu hỏi làm sao để thoát nghèo cứ luẩn quẩn mãi, trong khi rõ ràng, Tây Bắc đang nắm trong tay một kho báu lớn. 

Phục trang cho “sơn nữ”

Tây Bắc mang vẻ đẹp của một sơn nữ, với bao la núi rừng, khí hậu trong lành, những con sông hùng vĩ, những đoạn đèo huyền thoại, ruộng bậc thang di sản quốc gia… Tây Bắc sở hữu nền văn hóa đầy màu sắc của hơn 32 dân tộc thiểu số. Những gì Tây Bắc được thiên nhiên ban phú, nhiều vùng miền, nhiều quốc gia trên thế giới thèm muốn, ước ao.

Nhưng nắm trong tay đống vàng mà du lịch Tây Bắc bao năm qua vẫn loay hoay tìm mô hình tăng trưởng, vẫn băn khoăn với câu hỏi tách biệt hay kết hợp cả hai yếu tố bảo tồn và phát triển. Có ý kiến cho rằng: Không gian văn hóa Tây Bắc tựa như một thiếu nữ mang vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết vốn có nên không cần tô vẽ vẫn có thừa sức hấp dẫn đối với nhu cầu du lịch khám phá. Lại cũng có quan điểm rằng: yếu tố hiện đại trong phục sức, lụa là không hề là sự "làm mờ" nhan sắc tự nhiên, truyền thống của cô sơn nữ Tây Bắc kia mà ngược lại càng khiến cho sơn nữ  đằm thắm và quyến rũ hơn.

Những năm qua, các tỉnh Tây Bắc đang lựa chọn phát triển du lịch theo hướng tự phát, chủ yếu là khai thác tài nguyên giá trị văn hóa sẵn có: tự phát, manh mún và đơn độc. Một số nơi đã tạo nên những sản phẩm đặc trưng như Sapa (Lào Cai) có chợ tình, Yên Bái có ruộng bậc thang, Hà Giang có hoa tam giác mạch, Sơn La có du lịch sinh thái, trải nghiệm… Tuy nhiên, các tour du lịch này chỉ mang tính thời vụ, diễn ra vào một vài thời điểm nhất định trong năm nên lượng khách đến Tây Bắc không thường xuyên và ổn định. Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch sơ sài, dịch vụ lạc hậu nên chỉ phát triển được loại hình du lịch phượt, trekking, đơn thuần là tour tham quan, thưởng ngoạn mang đầy tính ngẫu hứng. Trong khi đó, khách hạng sang và tiêu nhiều tiền luôn đòi hỏi một hạ tầng du lịch hướng tới các chuẩn mực chuyên nghiệp, văn minh.

Thị phần du lịch nghỉ dưỡng phục vụ du khách hạng sang của Tây Bắc đang bị bỏ ngỏ do thiếu các cơ sở lưu trú hiện đại. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch toàn vùng có 307 cơ sở lưu trú, nhưng chỉ có 3 khách sạn 4 sao, 13 khách sạn 3 sao còn đâu là dưới 2 sao. Cả vùng Tây Bắc bao la tìm mỏi mắt chẳng có khách sạn 5 sao nào. Dễ hiểu vì sao lượng khách đến Tây Bắc ít hơn nhiều so với các vung miền trong cả nước. Theo báo cáo của  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2015, khách du lịch đến toàn vùng đạt 8,9 triệu lượt, chi tiêu hạn chế. Lượng khách du lịch hàng năm có tăng nhưng thấp hơn nhiều so với các vùng miền khác và thời gian lưu lại trung bình lại rất ngắn, dưới 1,5 ngày. Trong khi đó, nếu hạ tầng du lịch tốt hơn, tạo thêm nhiều những sản phẩm chủ đạo, đặc hữu và mới lạ, du lịch Tây Bắc sẽ không chỉ là điểm đến ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt Nam mà chắc chắn sẽ trở thành điểm du lịch phải đến trong khu vực.

Ông Andrew Kuten, Giám đốc Công ty Du lịch Titlis (Thụy Sỹ) cho biết: “ Nhiều điểm đến của Việt Nam như Sa Pa, phần nào có nét tương đồng với cảnh quan thiên nhiên ở Thụy Sĩ. Nếu các bạn biết khai thác tiềm năng của chính những miền đất ấy, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự nhiên sẵn có và hiện đại, đó chính là cơ hội để phát triển du lịch và thu hút ngày càng nhiều khách đến từ Thụy Sĩ chúng tôi.”

Sơn nữ Tây Bắc vẫn đang chờ đợi một cuộc đột phá, khi năm 2017 đang đến gần, và Tây Bắc được chọn là điểm đến của "Năm du lịch Quốc gia". Và thực sự, cô ấy sẽ là hoa hậu, nếu Tây Bắc gạt bỏ lối tư duy "gặp gì hái nấy" và mở rộng vòng tay đón nhận những sản phẩm du lịch đẳng cấp, hiện đại bằng những cơ chế chính sách chủ động, hợp lý để khuyến khích ngành du lịch phát triển.

Vân Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lùi thời điểm mở hồ sơ tài chính gói thầu hơn 11.400 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

    (Xây dựng) - Theo lịch trình, 9h ngày 27/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính Gói thầu 4.8. Tuy nhiên, sau 2 tiếng chờ đợi, ACV đã có văn bản thông báo lùi thời điểm này cho tới ngày 3/10 với lý do “để có thời gian cho chủ đầu tư và bên mời thầu xem xét, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu”.

  • Hà Nội: Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm đạt trên 376 nghìn tỷ đồng

    (Xây dựng) – Chiều 3/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024. Theo đó, 9 tháng đầu năm, Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về hầu hết các lĩnh vực, trong đó tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% theo dự toán.

  • Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Tính đến thời điểm tháng 9/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm mà tỉnh Quảng Ninh đề ra là tập trung thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm hoàn thành mục tiêu thu hút ít nhất 3 tỷ USD vốn FDI vào địa bàn tỉnh trong năm nay.

  • Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách

    (Xây dựng) - Ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 39,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 41,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

  • Khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load