Thứ bảy 18/01/2025 04:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Dự kiến thí điểm bảo lãnh thông quan tại Việt Nam trong năm 2021-2022

14:31 | 16/04/2019

Cơ chế bảo lãnh thông quan sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề như thông quan, giải phóng hàng hoá ngay khi chưa hoàn thành thủ tục hải quan, hay bảo lãnh về thuế, phí cho doanh nghiệp… và dự kiến được thí điểm trong năm 2021-2022.


Để giảm thiểu rủi ro khi áp dụng, việc triển khai cơ chế bảo lãnh thông quan tại Việt Nam dự kiến chia thành 3 giai đoạn.

Thông tin trên được ông Mai Xuân Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đưa ra khi trao đổi với báo chí liên quan đến Đề án thí điểm thực hiện cơ chế bảo lãnh thông quan mà Tổng cục Hải quan đang xây dựng.

Bảo lãnh thông quan sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu 1%

Ông Mai Xuân Thành cho biết, bảo lãnh thông quan là một hình thức cam kết bảo lãnh về mặt tài chính mà cơ quan hải quan yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, tuân thủ các quy định về thủ tục hải quan, chính sách quản lý chuyên ngành khi chưa hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định, nhưng mong muốn được thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.

Theo đó, để hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, giải phóng hoặc đưa về bảo quản thì ngoài việc nộp đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, nộp đủ thuế, doanh nghiệp còn có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các thủ tục về kiểm tra, cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan chuyên ngành.

"Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được đầy đủ các quy định trên tại thời điểm khai báo hải quan. Trong khi các doanh nghiệp đều có nhu cầu thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản để giảm chi phí lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và nhanh chóng đưa hàng vào lưu thông, sản xuất. Và cơ chế bảo lãnh thông quan sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề trên", ông Thành nói.

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, trong trường hợp hàng hóa sau khi thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản nếu doanh nghiệp không thực hiện các nghĩa vụ về thuế, phí hoặc không chấp hành các hình thức xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thì tổ chức bảo hiểm sẽ thay mặt doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết bảo lãnh.

Ngoài việc bảo lãnh thông quan hàng hoá, bảo lãnh thông quan còn giúp doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nghĩa vụ nộp thuế.

Nếu như trước đây, muốn bảo lãnh tiền thuế, doanh nghiệp chỉ có sự bảo lãnh duy nhất từ ngân hàng thương mại thì bây giờ doanh nghiệp có thể lựa chọn tổ chức bảo hiểm.

"Doanh nghiệp không nhất thiết phải có tài sản để đảm bảo cho khoản tiền phải thế chấp. Các tổ chức bảo hiểm sẽ phân tích lịch sử hoạt động, khả năng chi trả của doanh nghiệp thay vì chỉ nhìn vào số tài sản của họ. Như vậy, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn", đại diện Tổng cục Hải quan cho biết.

Theo ông Mai Xuân Thành, theo đánh giá của các chuyên gia và kinh nghiệm của các nước, khi áp dụng bảo lãnh thông quan sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%, tạo sự cạnh tranh tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong phạm vi khu vực và trên thế giới.

Rủi ro sẽ thuộc về các doanh nghiệp bảo hiểm

Trước một số ý kiến quan ngại bảo lãnh thông quan có thể đẩy rủi ro về phía nhà nước, tuy nhiên ông Mai Xuân Thành cho rằng, các rủi ro trong công tác quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được chuyển sang cho tổ chức bảo hiểm.

Bởi các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt chủ hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí và các hình thức xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp chủ hàng hóa xuất nhập khẩu không thực hiện.

"Riêng với tổ chức bảo hiểm, rõ ràng họ đã chấp nhận rủi ro từ phía doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả cho họ. Chúng ta biết rằng bản chất của tổ chức kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro. Họ đã phân tích, tính toán các phương án trên tổng mặt bằng lợi nhuận là bao nhiêu, rủi ro là bao nhiêu để hạn chế thấp nhất các rủi ro mang lại cho mình", ông Thành nói.

Để giảm thiểu rủi ro khi áp dụng, ông Thành cho biết việc triển khai cơ chế bảo lãnh thông quan tại Việt Nam dự kiến chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn thí điểm dự kiến vào năm 2021-2022, giai đoạn mở rộng dự kiến vào năm 2022-2023 và giai đoạn chính thức áp dụng sẽ từ năm 2024.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết thêm, trong giai đoạn đầu triển khai thí điểm, sẽ lựa chọn áp dụng cơ chế bảo lãnh đối với một số loại hình trên cơ sở kế thừa các hình thức bảo lãnh đã được áp dụng và thí điểm áp dụng đối với một số loại hình mới.

Đồng thời cũng mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động bảo lãnh, như bảo lãnh nộp thuế, hàng quá cảnh, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, bảo lãnh cho việc chậm nộp Giấy chứng nhận xuất xứ, bảo lãnh cho việc đưa hàng hóa về bảo quản.

Việc triển khai mở rộng các loại hình có thể được áp dụng ngay trong giai đoạn thí điểm hoặc sau khi tổ chức sơ kết, đánh giá hoạt động trong giai đoạn thí điểm, việc mở rộng thí điểm dự kiến áp dụng bảo lãnh thông quan đối với các loại hình tạm nhập tái xuất khác như tham dự hội chợ triển lãm, sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành; thi công công trình…

Hay, bảo lãnh cho đưa về bảo quản để chờ cấp giấy phép nhập khẩu; bảo lãnh trong các trường hợp có tranh chấp trong việc áp dụng chính sách quản lý, chính sách thuế giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp…

"Trên cơ sở tổ chức đánh giá tình hình triển khai thí điểm trong hai giai đoạn nêu trên, chúng tôi sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý và hệ thống công nghệ thông tin để triển khai chính thức với các loại hình xuất nhập khẩu khác", ông Mai Xuân Thành cho biết.

Theo DUYÊN DUYÊN/Vneconomy.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Trị: Cấp nhiều quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

    (Xây dựng) - Năm 2024, cùng với việc tổ chức rà soát các dự án đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, các dự án trọng điểm để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thực hiện đảm bảo tiến độ, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã tiến hành cấp 5 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư là 2.902 tỷ đồng.

    11:32 | 17/01/2025
  • Hai nhà đầu tư quốc tế lớn “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Chủ tịch Quỹ đầu tư Finance Suisse và Chủ tịch Công ty Palmer Johnson, đơn vị hàng đầu thế giới về sản xuất siêu du thuyền có trụ sở tại Monaco đã đến thăm và khảo sát tại Bình Định. Chuyến thăm đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực đưa Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch siêu sang trọng tại khu vực và trên toàn thế giới.

    11:30 | 17/01/2025
  • Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

    (Xây dựng) – Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành Công Thương đã chủ động, sáng tạo, đột phát góp phần vào tăng trưởng kinh tế của cả nước với nhiều kết quả ngoạn mục. Phát huy thành tựu của năm 2024, năm 2025 là năm toàn ngành Công Thương quyết tâm tăng tốc bứt phá để góp phần hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

    11:09 | 17/01/2025
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh phát động thi đua, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 16/1, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị phát động phong trào thi đua “Hành động đổi mới - Vượt khó mọi nhiệm vụ” thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2025, đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

    11:03 | 17/01/2025
  • Thái Bình: Đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp vượt mốc 1.000 doanh nghiệp mới thành lập

    (Xây dựng) – Sáng 16/1, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2025 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

    10:42 | 17/01/2025
  • Đấu thầu qua mạng: Cơ hội và thách thức trong công tác lựa chọn nhà thầu

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hiện đại hóa, đấu thầu qua mạng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu, thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong các quy trình đấu thầu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thực trạng ngày càng phổ biến khi nhiều gói thầu chỉ có một nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu đang gây ra nhiều lo ngại.

    09:40 | 17/01/2025
  • Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn 2

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 16/1/2025 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn 2, tỉnh Bình Phước (Dự án).

    09:24 | 17/01/2025
  • Điều kiện hưởng chính sách miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất

    (Xây dựng) - Mẹ vợ của ông Nguyễn Anh Hào (Hà Tĩnh) quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh là người có công với cách mạng, có Huân chương chiến công hạng Ba hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào.

    09:06 | 17/01/2025
  • Thái Bình: Họp báo về kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 16/1, UBND tỉnh tổ chức họp báo nhằm thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2025 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

    08:38 | 17/01/2025
  • Gia Lai: Nỗ lực tạo môi trường đầu tư hiệu quả

    (Xây dựng) - Để nâng cao hiệu quả quản lý, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ và cải thiện môi trường đầu tư, UBND tỉnh Gia Lai vừa yêu cầu các Sở, ngành và địa phương tăng cường phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nâng cao tính minh bạch trong quản lý hành chính.

    20:51 | 16/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load