Tháng 10/1954, Thủ đô Hà Nội đón những đoàn quân về tiếp quản nhưng bài hát “Tiến về Hà Nội” (tác giả Văn Cao) đã ra đời trước đó đúng 5 năm, tháng 10/1949.
Nhạc sĩ Văn Cao
Ngạc nhiên hơn, những ca từ của “Tiến về Hà Nội” trùng khớp hoàn toàn với hình ảnh trong ngày Giải phóng Thủ đô 5 năm sau đó.
Nhà thơ, họa sĩ Văn Thao là người lưu giữ nhiều kỷ niệm về cố nhạc sĩ Văn Cao. Trong gia đình, ông có trọng trách giữ toàn bộ tư liệu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của cha mình.
Ông tâm sự, nếu như “Người Hà Nội” (nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi) là lời thề son sắt buổi lên đường thì “Tiến về Hà Nội” được xem là khúc khải hoàn của một thế hệ những người con Hà Nội yêu nước.
Nói về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Tiến về Hà Nội”, nhà thơ, họa sĩ Văn Thao kể rằng: "Vào thời điểm năm 1949, nhạc sĩ Văn Cao đang công tác ở Việt Bắc thì được Trung ương triệu tập đến dự buổi họp về tình hình chiến sự, chủ trương chuẩn bị tổng phản công.
Giới văn nghệ sĩ được giao nhiệm vụ có những sáng tác phục vụ cho kháng chiến, chuẩn bị cho cuộc Tổng phản công. Sau đó, nhạc sĩ Văn Cao được phân công về Khu 3 (cụ thể là khu vực chợ Đại, Ứng Hòa, Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội) tiếp tục công tác và phổ biến chủ trương của Trung ương. Tại đây, nhạc sĩ đã ấp ủ ý tưởng viết những dòng nhạc hay nhất cho cuộc Tổng phản công lịch sử".
Trong hồi kí về Trung tướng Lê Quang Đạo (nguyên Chủ tịch Quốc hội, trong chiến dịch Điện Biên Phủ là Chính ủy Đại
Đội thiếu nhi của thôn Đào Xá (nay thuộc huyện Ứng Hòa, Sơn Tây, Hà Nội) là những người đầu tiên được hát ca khúc này. Trong đó có bà Tạ Thị Trực (hiện đã ngoài tuổi 80), là người đầu tiên được chính cố nhạc sĩ Văn Cao dạy hát. "Lúc bấy giờ chúng tôi được gọi ra sân đình Đào Xá, xếp thành hai hàng, dậm chân theo nhịp một - hai để tập hát bài "Tiến về Hà Nội". Ông Văn Cao khoác đàn ghi ta (đàn do người Đào Xá làm), bắt nhịp cho cả đội cùng hát. Có người vừa hát, vừa khóc”, bà Trực xúc động nhớ lại. |
đoàn 308), chính nhạc sĩ Văn Cao đã kể chi tiết về cảm hứng của thiên hùng ca này: “Khi về tới chợ Đại, chúng tôi phải đến gặp ngay đồng chí Lương Xuân Nhị và đồng chí Tử Phác, lúc đó là cán bộ lãnh đạo Chi hội Văn nghệ Liên khu 3.
Riêng về nhiệm vụ công tác của tôi là phải sáng tác một bài hát cho Hà Nội. Tôi còn nhớ trong một buổi họp Chi bộ ở Liên khu 3, tôi đã hứa với các đồng chí Khuất Duy Tiến và đồng chí Lê Quang Đạo là tôi sẽ viết một ca khúc về Hà Nội.
Tối hôm ấy, tôi đã cùng ăn cơm với anh Lê Quang Đạo. Anh Đạo đã nắm chặt tay tôi và nói: "Những ca khúc của cậu đã làm tôi rất xúc động. Nhất là bài “Làng tôi” và “Trường ca Sông Lô”. Nét nhạc và lời ca thơ mộng lắm! Vậy nếu cậu yêu Hà Nội, nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng vừa trữ tình nhé!".
Khi anh Đạo tiễn tôi ra về, anh đã khoác tay tôi đi trên đường làng một quãng dài, anh thủ thỉ nói với tôi: "Khẩu hiệu của Trung ương là tất cả cho tổng phản công nhưng nếu có một bài hát cho Hà Nội đầy tình cảm cũng là mơ ước của những người dân Thủ đô đấy".
Đêm hôm ấy tôi ra về, đi dọc đường làng trăng sáng lung linh bên những bụi tre xanh và những nét nhạc đầu tiên của bài "Tiến về Hà Nội" đã đến với tôi. Chỉ hai tuần lễ sau đó, tôi đã viết xong ca khúc "Tiến về Hà Nội", khi ấy là mùa xuân 1949. Bài hát "Tiến về Hà Nội" của tôi đã được anh Khuất Duy Tiến cho in vào tờ báo Thủ đô hồi ấy”.
Chính kỉ niệm về sự ra đời của bài hát mà nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã gọi đây là “sự đồng điệu giữa vị Tướng chỉ huy và người nhạc sĩ”.
Đặc biệt ca khúc này đã “vẽ” rất chính xác không gian của giây phút lịch sử của ngày 10/10/1954. Những bức ảnh ghi lại thời khắc đoàn quân từ chiến khu trở về tiếp quản Hà Nội trong rừng cờ hoa, trong sự chào đón của người dân Hà Nội đều trùng với ca từ của “Tiến về Hà Nội”: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng/ Cờ ngày nào tung bay trên phố”.
Đặc biệt hơn, các Trung đoàn tiếp quản Thủ đô đều đi từ 5 cửa ô tiến vào nội thành tương tự như những gì nhạc sĩ hình dung: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào...”
Nhưng thật không ngờ, bài hát cũng có số phận thăng trầm như chính số phận người sáng tác. Mãi tới ngày Giải phóng Thủ đô, “Tiến về Hà Nội” mới được khơi dậy và vang lên khắp nơi.
Tuy vậy, chính trong ngày đoàn quân từ chiến khu trở về tiếp quản Hà Nội, tác giả của ca khúc bất hủ đó lại không có mặt ở Thủ đô để chứng kiến giờ phút thiêng liêng ấy.
Theo Minh Huệ/Nông nghiệp Việt Nam
Theo