Thứ tư 11/09/2024 22:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Dự báo kim ngạch XNK năm 2021 vượt 600 tỷ USD

19:01 | 22/10/2021

Qua nửa đầu tháng 10, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đã đạt hơn 500 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo, mốc kỷ lục 600 tỷ USD có thể đạt được vào cuối năm nay.

du bao kim ngach xnk nam 2021 vuot 600 ty usd
Xuất khẩu đang có đà tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm 2021. Ảnh minh họa

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến hết ngày 15/10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 26 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt 13,16 tỷ USD, nhập khẩu đạt xấp xỉ 13 tỷ USD. Bốn nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; dệt may.

Tính chung từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 510 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 254 tỷ USD, nhập khẩu đạt 256,45 tỷ USD. Cán cân thương mại vẫn đang thâm hụt 2,45 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, cán cân thương mại hằng tháng đã chuyển dần sang nhập siêu từ thời điểm đầu quý II/2021. Đến nay, mức nhập siêu đã giảm dần, cán cân thương mại tháng 8 chỉ nhập siêu 100 triệu USD.

Với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như hiện nay, Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm có thể vượt 600 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, cán cân thương mại sẽ diễn biến phụ thuộc nhiều vào kết quả phòng chống dịch. Bộ Công Thương đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu. Giải pháp căn cơ để giảm thâm hụt cán cân thương mại, tiến tới xuất siêu là nhanh chóng phục hồi sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Để làm được điều này, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung công tác kiểm soát dịch, kết hợp chú trọng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý III ngày 30/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin, Bộ Công Thương đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) và thực hiện nhiều cải cách hành chính… để nâng kim ngạch xuất khẩu. Năm nay, Chính phủ giao tăng trưởng xuất khẩu ở mức 4-5% nhưng Bộ Công Thương dự báo khả năng kim ngạch xuất khẩu có thể tăng trên 10%.

Mục tiêu này là có cơ sở khi một số dự án xuất khẩu lớn đã được triển khai mới đây. Đơn cử, Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng đã được tăng vốn thêm 1,4 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư tại Hải Phòng lên 4,65 tỷ USD, trở thành dự án có vốn đầu tư lớn nhất TP. Hải Phòng. Với số vốn đầu tư tăng thêm, dự kiến, doanh thu xuất khẩu tăng thêm khoảng 6,5 tỷ USD/năm.

Về cán cân thương mại, Bộ Công Thương dự báo, nếu không có biến động lớn về dịch bệnh, 3 tháng cuối năm là thời điểm doanh nghiệp các địa phương phía nam lấy lại đà tăng trưởng. Kết thúc cả năm 2021, cán cân thương mại sẽ ở mức cân bằng, nếu tình hình thuận lợi hơn, năm 2021, cả nước còn có thể xuất siêu.

Theo PT/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Đề xuất xây dựng nhà máy 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.

  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

  • Vĩnh Phúc: Công khai hơn 100 doanh nghiệp “chây ỳ” nộp thuế

    (Xây dựng) - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai danh sách 106 trường hợp “chây ỳ” nộp thuế, nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước (tính đến ngày 31/7/2024) với tổng số tiền hơn 560 tỷ 517 triệu đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load