Thứ sáu 19/04/2024 15:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu: Đề xuất Trung ương “giải cứu” về nguồn vốn đầu tư

15:46 | 01/04/2021

(Xây dựng) - UBND các tỉnh Sơn La, Hòa Bình kiến nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại dự án để tháo gỡ vướng mắc về nguồn vốn đầu tư.

Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

du an cao toc hoa binh moc chau de xuat trung uong giai cuu ve nguon von dau tu
Ông Nguyễn Hữu Đông - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La (ngồi giữa) thông tin về tình hình triển khai cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư theo Luật đối tác công tư mới

Ông Nguyễn Hữu Đông - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La cho biết, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) vừa được Quốc hội thông qua năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định các dự án PPP sẽ không được áp dụng loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Trước đó, dự án đã ký Hợp đồng theo hình thức hỗn hợp xây dựng - kinh doanh chuyển giao (BOT) và BT, theo quy định mới này sẽ phải chuyển sang loại hợp đồng BOT có sự tham gia của vốn Nhà nước, vì vậy phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn của dự án cũng được đề xuất điều chỉnh theo hướng: Nhà đầu tư huy động 11.627 tỷ đồng, vốn Nhà nước tham gia 9.950 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương 5.000 tỷ đồng và vốn ngân sách Trung ương 4.950 tỷ đồng). Trong phần vốn góp của ngân sách địa phương, phân bổ tỉnh Sơn La tham gia 4.100 tỷ đồng, còn tỉnh Hòa Bình là 900 tỷ đồng. Trên cơ sở đề xuất của hai địa phương Sơn La, Hòa Bình và cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Đề xuất chuyển dự án về Bộ Giao thông Vận tải

Ông Đông chia sẻ: “Khó khăn hiện nay của dự án là nguồn vốn ngân sách Trung ương tham gia (4.950 tỷ đồng) khá lớn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chưa có ý kiến cụ thể về mức vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 được bố trí cho dự án để làm cơ sở phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư”.

Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Sơn La được giao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền một dự án có quy mô lớn, nhiều hạng mục công trình có yêu cầu thiết kế, kỹ thuật thi công phức tạp, nhiều cầu, hầm xuyên núi… nên quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở đó, người đứng đầu tỉnh Sơn La kiến nghị kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án. Trung ương giúp địa phương tháo gỡ các vướng mắc để sớm đầu tư đoạn cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu làm tiền đề để đầu tư tiếp đoạn Mộc Châu – thành phố Sơn La và đoạn thành phố Sơn La - Điện Biên. Mặt khác, sớm cập nhật, bổ sung các dự án vào quy hoạch mạng lưới cao tốc quốc gia và hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai nhằm sớm hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện.

du an cao toc hoa binh moc chau de xuat trung uong giai cuu ve nguon von dau tu
Dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu sẽ giải quyết đường hạ tầng giao thông trục Tây Bắc (ảnh minh họa).

Các giải pháp đưa ra

Trước kiến nghị của địa phương, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có quy mô rất lớn, tổng mức đầu tư lên tới 22.000 tỷ đồng, nếu thực hiện bằng hình thức BOT sẽ không khả khi về phương án tài chính, nhà đầu tư sẽ không thể hoàn vốn qua thu phí. Nếu chuyển về Bộ Giao thông Vận tải đầu tư bằng hình thức công sẽ phải làm lại hồ sơ để trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, trải qua rất nhiều công đoạn và sẽ không kịp thời gian để ghi vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn sắp tới. Phương án tối ưu là UBND tỉnh Sơn La tiếp tục đảm nhiệm vai trò là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để tháo gỡ vướng mắc, Bộ trưởng đã gợi mở các giải pháp thực hiện cho hai địa phương.

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ đạo đơn vị tư vấn rà soát, điều chỉnh giảm quy mô dự án từ 4 làn xe xuống 2 làn xe nhằm giảm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng, giảm tổng mức đầu tư xuống còn khoảng 16.000 - 17.000 tỷ đồng để đảm bảo tính khả thi. Thứ hai, dự án cần tăng phần vốn góp của ngân sách của địa phương lên khoảng 7.000 - 8.000 tỷ đồng thay vì 5.000 tỷ đồng như trước; vốn ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 5.000 tỷ đồng, còn lại nhà đầu tư tham gia 3.000 tỷ đồng. Lúc này, vốn ngân sách Trung ương và địa phương sẽ đầu tư toàn bộ phần hạng mục hầm, cầu và một phần đường trên tuyến hết khoảng 11.000 tỷ đồng. Còn lại 2.000 tỷ đồng vốn của Nhà nước sẽ tham gia hỗ trợ phân đoạn đầu tư bằng hình thức BOT cùng nhà đầu tư. Giải pháp này mang tính khả thi để triển khai đầu tư được ngay và vẫn tuân thủ đúng quy định hiện hành về đầu tư công.

Hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình đồng tình với giải pháp đưa ra và sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát điều chỉnh quy mô dự án và sớm ban hành nghị quyết về việc bố trí nguồn ngân sách của địa phương đầu tư vào dự án tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Phạm vi đầu tư: Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 85km, địa phận tỉnh Hòa Bình khoảng 49km, địa phận tỉnh Sơn La khoảng 36km.

Quy mô dự án:

Giai đoạn 1: Đầu tư quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14m với 04 làn xe (4x3,5m), lề gia cố rộng 0,5m (2x0,25m), dải phân cách và an toàn rộng 1,5m;

Giai đoạn 2: Hoàn thiện bề rộng nền đường 22m, mặt đường 14m, lề gia cố rộng 5m để làm 2 làn dừng xe khẩn cấp;

Dự án nhóm A, theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc với vận tốc tối đa 80km/h.

Dự án thực hiện theo hình thức PPP, loại hợp đồng hỗn hợp BOT, BT với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 22.294 tỷ đồng, gồm: 17.294 tỷ đồng vốn nhà đầu tư huy động và 5.000 tỷ đồng vốn Nhà nước tham gia là quỹ đất của địa phương để thanh toán cho nhà đầu tư;

Thời gian thực hiện từ năm 2019-2024. Thời gian vận hành, thu phí khoảng 26 năm (từ năm 2025 đến 2051).

Hà Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực

    (Xây dựng) - Quý I/2024, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu hồi phục và phát triển tích cực khi GRDP tăng 6,54% so với cùng kỳ.

  • Tổng Công ty Khí Việt Nam đề xuất phương án cấp khí LNG cho Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

    (Xây dựng) - Tại Thái Bình, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) đề xuất phương án cấp khí LNG cho Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình, hộ tiêu thụ công nghiệp tại địa bàn tỉnh trên cơ sở tận dụng đường ống hiện hữu của PVGas, trong đó giai đoạn 1 triển khai ngay kho nổi FSRU đặt ngoài khơi, kết nối cấp khí vào đường ống Thái Bình hiện hữu; giai đoạn 2 cấp khí từ kho LNG của PVGas tại Nam Định hoặc Hải Phòng, kết nối cấp khí vào đường ống Thái Bình hiện hữu.

  • Bắc Giang: Phát triển kết cấu hạ tầng là đột phá chiến lược để phát triển kinh tế

    (Xây dựng) – Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, dành nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội.

  • Quảng Ngãi thành lập Tổ “gỡ khó” cho Dung Quất

    (Xây dựng) – Tổ công tác vừa được thành lập có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

  • Khu công nghiệp Bình Đường - Thí điểm đầu tiên của chủ trương di dời lên phía Bắc của Bình Dương

    (Xây dựng) – Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc di dời các khu công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh là cần thiết nhưng cần đảm bảo lợi ích của các cá nhân, tập thể liên quan. Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina sẽ là trường hợp đầu tiên nhằm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh Bình Dương.

  • Kon Tum: Huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load