Thứ năm 25/04/2024 06:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đồng vốn ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới

14:25 | 25/10/2019

Cuối năm 2019 huyện Trấn Yên sẽ hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái được công nhận là huyện NTM, trong đó có sự đóng góp tích cực của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp cho hàng ngàn hộ xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu…


Cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn gia đình anh Giàng A Chư (thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, Yên Bái).

Huyện Trấn Yên hiện còn 3 xã đang gấp rút làm nốt những công việc cuối cùng để hoàn thành việc xây dựng NTM, đó là các xã Hồng Ca, Lương Thịnh và Kiên Thành. Bà Nguyễn Thị Bích Ngân, Trưởng phòng Giao dịch NHCSXH huyện thành thật: Chúng tôi muốn đưa các anh tới những xã khó khăn nhất để thấy việc người dân sử dụng đồng vốn trong việc xóa đói giảm nghèo hiệu quả như thế nào, từ đó đồng cảm với người dân và những người làm công tác tín dụng chúng tôi…

Dòng sông Hồng chia huyện Trấn Yên thành hai nửa, những xã nằm dọc bờ sông Hồng đất đai bằng phẳng, màu mỡ, giao thông thuận tiện, như Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Nga Quán, Minh Quán…đã hoàn thành xây dựng NTM từ mấy năm rồi, trong đó Báo Đáp là xã đầu tiên của tỉnh Yên Bái được công nhận NTM.

Những xã vùng cao, vùng sâu như Việt Hồng, Lương Thịnh, Hồng Ca, Kiên Thành nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, đồi núi cao, các thôn bản cách xa nhau…nên rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.


Cán bộ tín dụng đến các bản làng cho vay vốn.

Một thời xã Kiên Thành được gọi là “ốc đảo” giữa rừng xanh, bà Ngân đưa chúng tôi đến thôn Đồng Ruộng, nơi cư trú của 47 hộ người Mông, trong đó có tới 43 hộ vay vốn NHCSXH với số tiền vay trên 3 tỷ, chỉ tiền bán măng mỗi năm thu gần 2 tỷ, chưa nói đến việc bán quế, nên cán bộ ngân hàng NHCSXH Trấn Yên rất yên tâm về đồng vốn cho vay.

Nằm biệt lập trong khe núi, thôn Đồng Ruộng được mệnh danh là “ốc đảo” của “ốc đảo” của Kiên Thành, con đường vào thôn là những lối mòn trâu đi. Nơi nhiều năm không điện, không sóng điện thoại, không ti i…với rất nhiều cái không. Bà Ngân cho hay: Cuối năm 2018 khi Kiên Thành quyết tâm xây dựng NTM thì nhà nước mới kéo điện lưới quốc gia vào đây, còn nhiều năm trước nhiều nhà muốn mua đài, ti vi cũng đành chịu.

Sau khi kéo điện lưới, nay đến việc làm con đường bê tông dài gần 10km xuyên qua những khu rừng xanh đen bởi tre măng Bát Độ và quế. Hết tháng 11/2019 khi đường bê tông làm xong thì ô tô mới vào được thôn Đồng Ruộng, còn bây giờ chúng tôi phải đi xe máy và cuốc bộ mới tới được.

Ấy vậy mà nhiều năm trước, những cán bộ tín dụng của phòng giao dịch NHCSXH Trấn Yên phải “ôm” cả đống tiền vào cho bà con vay. Bởi Kiên Thành là vùng trồng tre măng Bát Độ tập trung, với diện tích 1.500 ha được mệnh danh là “thủ phủ” cây tre măng Bát Độ của tỉnh Yên Bái.

Hơn chục năm trước, khi triển khai dự án trồng tre măng Bát Độ tại Kiên Thành, thì nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua giống, phân bón và các vật dụng cho việc chế biến măng của bà con ngày một lớn. Cây tre măng Bát Độ đã làm đổi thay cả một vùng đất, gia đình anh Giàng A Chư thôn Đồng Ruộng trồng 4 ha tre măng, chỉ tiền mua giống đã cả trăm triệu đồng.

A Chư bảo: "Gia đình cháu vay 50 triệu vốn người nghèo để mua giống măng và phân bón, nhưng cũng không đủ đâu. Tiền bán măng cháu để mua giống và trả lãi ngân hàng, sau 5 năm thì trả hết gốc và lãi, cháu gom lại mua được cái máy thêu của Nhật giá 250 triệu. Máy cũ nhưng vẫn làm được.


Giàng A Chư (phải) “khoe” sản phẩm mà gia đình anh làm ra.

Cách nay 3 tháng cháu vay 100 triệu vốn giải quyết việc làm của NHCS mua thêm cái máy dập ly may váy áo của đồng bào Mông. Hàng tuần cháu đi giao hàng ở tất cả các chợ có đồng bào Mông sinh sống như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Suối Giàng... Máy thêu thì vợ và chị gái cháu làm được rồi, còn cháu thì điều khiến máy dập ly".

Nói rồi Giàng A Chư mang những chiếc váy Mông do vợ chồng anh làm cho chúng tôi xem, anh bảo: Giá chiếc váy có đường chỉ viền là 700 ngàn, còn không có đường chỉ viền là 400 ngàn. Mỗi ngày gia đình cháu làm được 2 váy, lãi mỗi cái 300 ngàn chú ạ…


Người dân thôn Đồng Ruộng làm đường giao thông nông thôn.

Anh trai của Giàng A Chư là Giàng A Măng, gia đình trồng 5 ha tre măng vay vốn NHCSXH từ năm 2004, sau 15 năm trồng tre măng gia đình Giàng A Măng có tiền đầu tư mua máy xúc 600 triệu và một ô tô tải 300 triệu để làm đường, chở măng cùng vật liệu xây dựng cho bà con trong xã. Anh bảo: Cháu mới vay 100 triệu giải quyết việc làm, nên cũng tạm đủ vốn làm ăn.

Trên con đường trờ về, bà Ngân dẫn chúng tôi vào trang trại trồng cây ăn quả của gia đình ông Đinh Văn Phục, thôn Tân Thịnh, xã Quy Mông. Gia đình ông Phục trồng 3,2 ha cam Đường Canh, hơn 6 ha quế. Số tiền đầu tư gần 2 tỷ đồng thì cạn vốn nên phải vay vốn giải quyết việc làm của ngân hàng NHCSXH. Ông Phục cho hay: Gia đình chúng tôi mới được vay 50 triệu, số tiền ấy chưa thấm vào đâu so với nhu cầu, nhưng đã tiếp sức cho chúng tôi rất nhiều. Năm ngoái gia đình tôi thu hơn 10 tấn cam, năm nay chắc khá hơn…


Ông Đinh Văn Phục (phải) giới thiệu vườn cây ăn quả với lãnh đạo xã Quy Mông và cán bộ tín dụng.

Rẽ qua trang trại nuôi gà của gia đình anh Phạm Văn San nuôi 5.000 con gà Minh Dư, bố anh San đang giúp anh San trông cơ sở nuôi bên ngoài cho hay: Năm ngoái cháu nó nuôi 10.000 con, năm nay giá thấp nên chỉ nuôi 5.000 con. Tiền vay NHCSXH chỉ để mua thức ăn và thuê lao động thôi.

Ông Nguyễn Duy Khanh, chủ tịch xã Quy Mông khẳng định: "Nếu không có NHCSXH cho vay vốn thì xã chúng tôi còn lâu mới đạt chuẩn NTM. Hơn nghìn hộ dân thoát nghèo là nhờ vay vốn ngân hang đấy chứ… Đến giữa tháng 10/2019 phòng giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên cho hơn 11.000 lượt hộ vay, tổng dư nợ 365 tỷ ở 12 chương trình tín dụng…".


Bà Nguyễn Thị Bích Ngân, GĐ phòng giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên:

Ngân hàng luôn bám sát các chương phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là Chương trình xây dựng NTM mà huyện Trấn Yên phấn đấu hoàn thành năm 2019.

Trong những năm qua, ngân hang đã huy động mọi nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của bà con để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

 

Theo Thái Sinh/Nongnghiep.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hàng loạt doanh nghiệp ở Bình Dương chậm đóng bảo hiểm xã hội

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, ông Nguyễn Duy Hiểu - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bình Dương cho biết, trong năm 2023 và đầu năm 2024, tình hình chậm đóng bảo hiểm ở Bình Dương thấp hơn so với chỉ tiêu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Trong đó, một số đơn vị vẫn còn nợ đọng kéo dài gây khó khăn cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong công tác thu hồi nợ.

    14:47 | 24/04/2024
  • Hà Nội: Triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn.

    11:29 | 24/04/2024
  • Khẩn trương điều chỉnh Dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

    (Xây dựng) - Trước ngày 30/4/2024, UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thiện điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) trình Chính phủ.

    11:17 | 24/04/2024
  • Nghệ An: Báo cáo nguyên nhân vụ sập cầu treo Kẻ Nính

    (Xây dựng) - Sở Giao thông Vận tải Nghệ An vừa có báo cáo kết quả kiểm tra vụ việc nguyên nhân khiến sập cầu treo Kẻ Nính bắc qua sông Hiếu xảy ra vào ngày 6/3/2024.

    10:19 | 24/04/2024
  • Cháy lớn thiêu rụi xưởng gỗ ở Hà Nội

    Khoảng 18h ngày 23/4, xưởng nội thất gỗ ở xã Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) bất ngờ cháy lớn lan sang nhà kho bên cạnh chứa nhiều bình gas.

    09:23 | 24/04/2024
  • Quảng Ninh: Nỗ lực thu gom rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long

    (Xây dựng) – Do nhiều nguyên nhân, từ năm 2023 đến nay, tình trạng rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu vực vịnh di sản và trải nghiệm cảm xúc của du khách. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng này, đến thời điểm hiện tại, lượng rác thải trên vịnh Hạ Long cơ bản đã được thu gom, xử lý.

    22:04 | 23/04/2024
  • Hà Nội: Tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, UBND Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cụ thể, Thành phố sẽ triển khai tại 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.

    21:37 | 23/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chấm dứt hợp đồng với Thuận An nếu tiếp tục chậm trễ 2 gói thầu

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An), liên danh nhà thầu tư vấn giám sát tại gói thầu XL-05, XL-06 thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

    20:45 | 23/04/2024
  • Đắk Lắk: Nỗi “ám ảnh” đường vào Cư San

    (Xây dựng) - Tuyến đường liên xã Ea Trang - Cư San, (huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk), đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện.

    20:18 | 23/04/2024
  • Đắk Lắk: Thiếu vốn, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công Tỉnh lộ ngàn tỷ

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh cho phép tạm dừng thi công dự án Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky thành phố Buôn Ma Thuột đến Km49+00 cho đến khi dự án được bố trí vốn.

    19:07 | 23/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load