Thứ sáu 29/03/2024 15:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Dòng tiền âm sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản?

14:53 | 20/02/2020

Báo cáo tài chính năm 2019 của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản đang được niêm yết cho thấy phần lớn đều tăng trưởng lợi nhuận nhưng phân nửa trong số đó có dòng tiền kinh doanh âm.

dong tien am se gay kho khan cho doanh nghiep bat dong san

Tồn kho và phải thu tăng mạnh

Theo báo cáo tài chính quý IV/2019 của Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG), doanh nghiệp này tăng 25% doanh thu so với cùng kỳ, lợi nhuận năm 2019 tăng khoảng 3%, đạt 1.216 tỷ đồng. Tiếp tục như từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Đất Xanh có một năm âm dòng tiền kinh doanh tới 1.796 tỉ đồng.

Nguyên nhân nằm ở các khoản phải thu tăng 40%, hàng tồn kho tăng 49%, chi phí trả trước gấp 76 lần năm trước. Tồn kho ghi nhận tăng do có các dự án mới như Khu dân cư Long Thành (1.572 tỉ đồng), Opal Skyline (177 tỉ đồng), La Maison (431 tỉ đồng), Gem Riverside (1.559 tỉ đồng)…

Một số công ty khác như Nhà Thủ Đức cũng trong tình cảnh tương tự mà nguyên nhân là tăng các khoản phải thu và tồn kho. Năm 2019, Nhà Thủ Đức tiếp tục âm dòng tiền 314 tỉ đồng khi lợi nhuận đạt 156 tỉ đồng, tăng 36%.

Công ty Đầu tư LDG hay Khang Điền đã có 2 năm liên tục âm dòng tiền, trong khi 3 năm liền trước (2015 - 2017) đều dương. Như LDG âm dòng tiền kinh doanh 1.496 tỉ đồng năm 2019 bởi tăng các khoản phải thu 1.862 tỉ đồng, gấp 3 lần năm trước.

Công ty phát sinh trong năm khoản đặt cọc 370 tỉ đồng chuyển nhượng cổ phần; đặt cọc, kỹ quỹ ký cược dài hạn hơn 1.165 tỉ đồng, gấp 7 lần. Còn Khang Điền có khoản phải thu tăng 1.817 tỉ đồng và tồn kho tăng 1.205 tỉ đồng, cao hơn năm trước khoảng 1,3 - 2 lần.

dong tien am se gay kho khan cho doanh nghiep bat dong san
Nhiều dự án bất động sản đang phải đối mặt với lượng tồn kho cao

Trong kinh doanh, khi dòng tiền âm, các doanh nghiệp buộc phải huy động từ nhiều nguồn khác để đảm bảo dòng tiền hoạt động, đầu tư, về lâu dài sẽ thành rủi ro cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Duy Phương, chuyên viên phân tích cao cấp của CTCK VCSC, lĩnh vực bất động sản là ngành đặc thù, khác với những ngành khác như hàng tiêu dùng, nên việc “đọc” những khoản mục trong báo cáo tài chính cần hiểu “chiêu” của doanh nghiệp hơn.

Nguyên nhân là theo quy định, ngoài hồ sơ pháp lý thì tòa nhà chung cư, toà nhà hỗn hợp chỉ cần hoàn thành phần móng là có thể mở bán, đối với nhà ở liền kề, thấp tầng là hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng theo tiến độ dự án. Sau khi mở bán, doanh nghiệp sẽ thu tiền theo tiến độ thi công, nhưng chỉ ghi nhận doanh thu, lợi nhuận khi sản phẩm hoàn thiện và bàn giao.

Một dự án từ khi đáp ứng đủ điều kiện bán hàng đến khi giao nhà thường vào khoảng 14-20 tháng. Đối với doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn, nếu có báo cáo tài chính trong điểm rơi này thì họ buộc ghi nhận trong khoản mục hàng tồn kho và khoản phải thu.

Trong khoảng thời gian đó, mặc dù hàng tồn kho cao do chưa đến thời hạn giao nhà thì việc ghi nhận hàng tồn kho tăng có thể khiến dòng tiền âm. Trong tương lai thì dòng tiền thu về vẫn tốt bởi sản phẩm đã bán hết cho khách hàng từ khi mở bán, ông Nguyễn Duy Phương đưa ra phân tích.

Ngoài ra, theo phân tích của chuyên gia tài chính TS Trương Huy Mai, RMIT, một vấn đề đáng chú ý là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp bất động sản sử dụng tiền để tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh chính, đặc biệt là tạo ra quỹ đất lớn thì vẫn có sức tăng trưởng tốt dù dòng tiền âm. Trên thực tế, có những dự án mà giá thị trường của doanh nghiệp sở hữu lớn gấp nhiều lần giá trị trên sổ sách.

Theo GIA MIÊU/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load