Thứ tư 11/12/2024 22:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới

10:54 | 02/02/2024

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 2/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết số 20-/NQ/TW ngày 16/6/2022 - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới.”

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự diễn đàn có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng hợp tác xã.

Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã là sự kiện thường niên của Chính phủ - nơi các đại biểu chia sẻ, trao đổi, đưa ra những định hướng, quyết sách quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Mở đầu Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết thực hiện mục tiêu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 100 năm thành lập nước, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam huy động mọi nguồn lực trong xã hội phục vụ phát triển nhanh, bền vững, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, phù hợp tình hình Việt Nam và xu thế thế giới. Trong đó, kinh tế hợp tác, hợp tác xã được xác định là thành phần quan trọng.

Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã trên thế giới đã trải qua hơn 200 năm. Tại Việt Nam, kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã cũng đã hình thành và phát triển gần 70 năm và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khu vực kinh tế tập thể là một trong bốn thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “…coi đây là một thành phần kinh tế quan trọng cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân… Phải nhận thức rõ: Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.... là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.”

Theo Thủ tướng, phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động lấy lợi ích kinh tế là chính; đồng thời coi trọng lợi ích về chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn.

Trong đó đề cao lợi ích của thành viên, sự hợp tác, liên kết, trợ giúp lẫn nhau, hướng đến làm giàu cho từng thành viên và tập thể; thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương luôn quan tâm và ban hành, triển khai nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đến nay, khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài.

Các hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ; hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tính liên kết giữa các hợp tác xã và với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bước đầu phát triển.

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính khai mạc Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Tuy nhiên, theo Thủ tướng khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp. Một số thành viên tham gia hoạt động của hợp tác xã còn mang tính hình thức, chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Hiệu quả hoạt động hợp tác xã chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp; trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế.

Phần lớn hợp tác xã, tổ hợp tác có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh không cao. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến.

Nghị quyết số 20-NQ/TW chỉ rõ: “Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy nhiều nhưng dàn trải, phân tán, chủ yếu là lồng ghép, thiếu tập trung, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực hoặc không khả thi.”

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung vào phân tích thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Trong đó phân tích những gì đã làm được, chưa làm được; tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; phân tích các cơ hội, thách thức và nhu cầu hỗ trợ trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã thời gian tới…

Đặc biệt, Thủ tướng mong muốn các đại biểu hiến kế các giải pháp đột phá để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thu hút nguồn lực xã hội; tăng cường liên kết giữa các thành viên tham gia kinh tế tập thể, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa công và tư… để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã thay đổi cơ bản, mạnh mẽ phương thức sản xuất kinh doanh, đáp ứng đòi hỏi của tình hình phát triển mới.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng mong muốn các đại biểu góp ý, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã một cách thiết thực, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm và đặc biệt phải phù hợp với cơ chế thị trường, tạo động lực để khu vực này bắt kịp, tiến cùng và vươn lên so với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về hạ tầng, công nghệ, vốn, thuế, đầu tư; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi Số, chuyển đổi Xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 20 năm qua, hành lang pháp lý chung và các cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể đã được quan tâm xây dựng, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Trong đó có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại; ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ; hỗ trợ về đầu tư phát triển hạ tầng; chính sách giao đất, cho thuê đất; chính sách về tính dụng; hỗ trợ chế biến sản phẩn…

Trong đó, từ năm 2013-2021 có hơn 362.000 lượt cán bộ, thành viên hợp tác xã được đào tạo, bồi dưỡng; có hơn 2.600 hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ xúc tiến thương mại với số tiền khoảng 255 tỷ đồng; giai đoạn 2013-2020 cả nước đã hỗ trợ hơn 5.800 hợp tác xã ứng dụng, chuyển giao công nghệ với tổng kinh phí khoảng 268 tỷ đồng; doanh số cho vay đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong giai đoạn 2013-2021 khoảng 50.800 tỷ đồng…

Hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới theo quy định của pháp luật. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và chất lượng, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động.

Tổ hợp tác với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nội dung hoạt động đơn giản nhưng thiết thực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu liên kết linh hoạt và mang tính ngắn hạn của người dân. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bước đầu phát triển.

Khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Với những văn bản, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cùng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự hợp tác đầu tư của cộng đồng hợp tác xã, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển bền vững và hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết số 20-NQ/TW.

Ước tính đến năm 2023, cả nước có hơn 31.700 hợp tác xã, 158 liên hiệp hợp tác xã và 73.000 tổ hợp tác. Năm 2022, doanh thu bình quân của các hợp tác xã đạt gần 3,6 tỷ đồng/năm, tăng 35% so với năm 2021; lãi bình quân khoảng 366 triệu đồng/năm, tăng 71% so với năm 2021; thu nhập bình quân của một lao đồng thường xuyên trong hợp tác xã năm 2022 là 56 triệu đồng/người/năm…

TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về Diễn đàn.

Theo Phạm Tiếp (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Hà Nam: Thông tin về các gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp

    (Xây dựng) – Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có một số bài viết bàn về tỷ lệ tiết kiệm cho các gói thầu thông qua đấu thầu. Theo đó, liệt kê nhiều tỉnh có tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu thấp, trong đó có tỉnh Hà Nam. Để làm rõ việc này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Hà Nam và một số nhà thầu.

  • Hải quan phối hợp bắt giữ hàng hóa vi phạm ước tính hơn 29 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng

    (Xây dựng) - Luỹ kế 11 tháng năm 2024, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 16.390 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 29.273 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 24 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 157 vụ, số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) 901,58 tỷ đồng.

  • FTA và tác động của việc thực thi các FTA đến kinh tế Việt Nam

    (Xây dựng) - Chiều 11/12, Học viện Tài chính phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo là diễn đàn để ngành Hải quan trao đổi, thảo luận tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hàng hóa, xuất khẩu nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp và góp phần tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đồng chí Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính đồng chủ trì Hội thảo.

  • Hà Tĩnh: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 55.524 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Sáng 11/12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 23 với nhiều nội dung quan trọng: Xem xét, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc, cấp phép nhiều dự án bất động sản

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đã trả lời chất vấn nhiều nội dung quan trọng được cử tri quan tâm như: giải quyết vướng mắc các dự án bất động sản, giải ngân vốn đầu tư công…

  • Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng mỗi ngày

    (Xây dựng) – Giai đoạn 2021-2024 thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ước đạt 117.893 tỷ đồng, bằng 108,4% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025 được giao (kế hoạch giao 108.798 tỷ đồng). Trung bình, mỗi ngày Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng, lọt top đầu những địa phương có số thu cao nhất nước.

Xem thêm
  • Cà Mau: Chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản thống nhất đề xuất chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thực hiện Gói thầu số 24: Sân vườn, khuôn viên cây xanh thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Lao và bệnh Phổi do Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư.

    14:22 | 11/12/2024
  • Quảng Ngãi xây dựng phương án tăng trưởng cho năm 2025

    (Xây dựng) - Dựa trên kết quả về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; căn cứ dự báo thời cơ, thuận lợi và hạn chế cũng như thách thức, Quảng Ngãi đã chủ động xây dựng và lựa chọn phương án tăng trưởng năm 2025 để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

    10:58 | 11/12/2024
  • Báo Xây dựng công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023

    (Xây dựng) - Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiêu thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 61/2017/TT-BTC; Căn cứ Quyết định 1443/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 1); Căn cứ Quyết định 395/QĐ-BXD ngày 13/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 3), Báo Xây dựng công bố công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023, chỉ tiêu theo các phụ lục đính kèm.

    10:52 | 11/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Những năm trở lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu nhiều dự án, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

    10:15 | 11/12/2024
  • Chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn cần sự nỗ lực của toàn xã hội

    (Xây dựng) - Nền kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội mạnh mẽ để giải quyết những thách thức về phát triển bền vững. Việt Nam phải hành động thật nhanh, gấp rút chuyển đổi từ lập kế hoạch sang hành động.

    10:14 | 11/12/2024
  • Căn cứ phân cấp dự án đường giao thông

    (Xây dựng) - Ông Trần Trọng Bình (Bắc Giang) hỏi, dự án đường ôtô tổng mức đầu tư 105 tỷ đồng, trong đó cấu phần đường bộ (tỷ trọng khoảng 70% trong tổng mức đầu tư) và các cầu nhỏ (chiếm khoảng 30% trong tổng mức đầu tư) thì phân vào dự án nhóm B hay C?

    10:11 | 11/12/2024
  • Yên Bái triển khai kế hoạch phát triển năm 2025

    (Xây dựng) - Chiều 10/12, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh khoá XIX về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

    09:00 | 11/12/2024
  • Hoạt động kinh doanh nào phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    (Xây dựng) - Công ty bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2012. Năm 2018 có nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần (công ty không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

    08:41 | 11/12/2024
  • Có phải hợp pháp hóa lãnh sự quyết định điều chỉnh dự án đầu tư?

    (Xây dựng) - Công ty bà Trần Mai (Đà Nẵng) có 100% vốn nước ngoài, là nhà đầu tư đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp tại Việt Nam, dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện nay, công ty bà muốn thực hiện thủ tục điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư.

    08:37 | 11/12/2024
  • Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13414/BTC-QLCS hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

    08:35 | 11/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load