Thứ bảy 12/10/2024 15:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Động lực mới để Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn nhất Đông Nam Á

07:21 | 08/12/2013

Báo Koreaherald của Hàn Quốc ngày 6/12 vừa có bài viết về diện mạo mới của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế… Dân trí xin được giới thiệu bản dịch nguyên văn bài viết.


Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo Hàn Quốc

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với  tỷ lệ phiếu tán thành gần như tuyệt đối (97%). Sự kiện này được đánh giá sẽ là động lực để Việt Nam phát triển trong một không khí đồng thuận, đoàn kết, ổn định về thể chế và tiếp tục là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế, trong đó các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, xã hội Việt Nam sẽ dần tiến tới một nền dân chủ thực sự và nền kinh tế chuyển đổi về căn bản, ở đó vai trò kinh tế tư nhân sẽ được chú trọng thay cho vai trò trụ cột, chính yếu của kinh tế nhà nước. Sửa đổi Hiến pháp là dấu mốc mới trong những thành công mà nước này đạt được bên cạnh những thành tựu về kinh tế và khả năng “vượt khó” đáng kinh ngạc.

Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam hiện đang chuyển biến tích cực, đúng hướng trên hầu hết các lĩnh vực. Nền kinh tế đang trên đà phục hồi và đạt 11 chỉ tiêu trong tổng số 15 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra cho năm 2013, trong đó có kiềm chế lạm phát. GDP cả năm 2013 của Việt Nam tăng khoảng 5,4% so với năm 2012 và cao hơn mức 5,25% của năm trước, mức lạm phát cho cả năm 2013 dự báo chỉ  vào khoảng 7%.

Bức tranh nhiều mảng sáng này có được là do bàn tay “kiến tạo” và “xoay chuyển” của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng đã chứng tỏ mình là vị Thủ tướng xuất sắc nhất Châu Á trong điều hành đất nước, đưa một nền kinh tế ảm đạm (đầu năm 2013) với sự ì ạch của hệ thống doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ (bài học Vinashin) và một xã hội tiềm ẩn nhiều bất ổn (khi xảy ra vụ Tiên Lãng, Hải Phòng) trở thành điểm đến hấp dẫn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia (theo khảo sát mới đây về triển vọng kinh doanh tại các nước ASEAN trong năm 2014 do Phòng Thương mại Mỹ ở Singapore thực hiện).

Ông Dũng với cương vị là Thủ tướng trẻ nhất của Việt Nam từ sau 1975 tới nay đã dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm cá nhân trong việc để Vinashin trở thành “cục nợ quốc gia” và ông đặt quyết tâm tái cơ cấu Vinashin và mới đây đã mạnh dạn cắt bỏ “khối u” này khi xóa sổ Vinashin bằng một doanh nghiệp hoàn toàn mới.

Ông cũng là người đưa lại niềm tin cho giới doanh nghiệp khi thường xuyên quan tâm tới việc cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư. Mới đây nhất, ông đã có cuộc nói chuyện trực tiếp với và để lại ấn tượng sâu sắc, nhiều nhà đầu tư Mỹ sau cuộc gặp với Thủ tướng đã tìm hiểu và mong muốn đầu từ vào Việt Nam.

Hiểu rõ hơn ai hết vai trò của “dòng tiền” từ vốn ODA và FDI đối với một nền kinh tế như Việt Nam, ông Dũng không ngừng nỗ lực tiếp xúc, gây ấn tượng đẹp đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, trong hai nhiệm kỳ của ông Dũng, cho dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và bất ổn nhưng dòng tiền từ nguồn vốn FDI cũng như vốn ODA vẫn không ngừng chảy vào Việt Nam. Trong đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc  luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 vào Việt Nam với số vốn khoảng 25 tỷ USD (sau Nhật với 28 tỷ USD) nhưng đứng thứ nhất về số dự án (đến cuối 2012 là 3.134); Việt Nam là thị trường đầu tư lớn thứ 3 của Hàn Quốc ở nước ngoài (sau Trung Quốc và Mỹ).

Khoảng 2.500 công ty Hàn Quốc đang đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Hàn Quốc hiện cũng là nước cung cấp ODA lớn thứ 2 cho Việt Nam (sau Nhật) với 1.226 triệu USD cho giai đoạn 1995 - 2010 (trong đó có 300 triệu USD cho năm 2010), 411,8 triệu năm 2011 và đã cam kết 1,2 tỷ USD cho giai đoạn 2012 - 2015; Việt Nam trở thành nước nhận ODA lớn nhất trong số 20 đối tác chiến lược về cung cấp ODA của Hàn Quốc.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn Việt Nam do Việt Nam có sự ổn định về chính trị - xã hội, chi phí sản xuất còn tương đối thấp, lực lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đã thiết lập được mạng lưới cung ứng ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, tận dụng được thị trường tự do ASEAN (AFTA) và cơ chế Hiệp định FTA Hàn Quốc -ASEAN. Và đặc biệt, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như nhà đầu tư nước ngoài khác đều rất tin tưởng vào tài năng điều hành nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam với người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Năm 2014, Chính phủ Việt Nam công bố sẽ tập trung chỉ đạo điều hành đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ , kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính và môi trường đầu tư kinh doanh, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.

Mục tiêu mà Việt Nam đặt ra cho năm 2014 có thể nói là một “mục tiêu cao” bởi kinh tế Châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung vẫn đang tiềm ẩn những dấu hiệu khó khăn, bất ổn.

Theo Koreaherald

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load